Bài học GDCD 10
Để giúp các em học tập tốt môn GDCD lớp 10, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 16. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em nội dung tóm tắt lý thuyết từng bài học kèm theo đó là phần giải đáp câu hỏi cuối bài có hướng dẫn giải chi tiết, đầy đủ để giúp các em khái quát lại nội dung đã học một cách rõ ràng và khoa học nhất.Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học GDCD 10
Chương trình GDCD 10 lần đầu tiên mang đến cho các em THPT nhiều khái niệm mới lạ và khó hiểu xoay quanh chủ đề Triết học. Đây là một phạm trù kiến thức khó để các em có thể tiếp thu và hiểu được một cách dễ dàng. Chính vì vậy, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn GDCD 10 gồm 16 đơn vị bài học chia làm 2 phần riêng biệt. Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn GDCD 10
Để học giỏi môn GDCD 10 trong nhà trường, các em cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý. Học tốt bộ môn này các em cũng sẽ xây dựng cho mình một tác phong sống khoa học, một công dân hoàn thiện cho nước nhà.
2.1. Kĩ năng xử lí thông tin
Môn GDCD 10 là một bộ môn đòi hỏi các em phải có sự vận dụng và khai thác thông tin từ các nội dung trong SGK. Với chương đầu tiên, tuy các em làm quen với các khái niệm hơi trừu tượng nhưng các câu hỏi đều vận dụng đều mang tính thực tiễn rất cao. Vì thế các em phải biết cách linh hoạt trong việc xử lí thông tin.
2.2. Vận dụng vào thực tế
Để học tốt bộ môn này, các em hãy vận dụng những điều đã học vào thực tế để thấy được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó. Từ đó, các em sẽ cảm thấy có động lực học tập và yêu thích môn học này hơn.
a. Học sinh phải ý thức được những gì học có thể hữu ích trong tình huống mới này
Sử dụng kiến thức, kĩ năng mà các em học như thế nào là đúng? Cách tốt nhất để làm cho các em nhận thức được tình huống chuyển hóa là hướng các em một cách rõ ràng khi có thể sử dụng thông tin. Điều này tăng khả năng nhận thức các tình huống mà các em có thể áp dụng kiến thức trong tương lai.
b. Học sinh phải có khả năng hồi tưởng lại thông tin hữu ích
Để tăng khả năng truy xuất thông tin thành công, các em có thể sử dụng bất kỳ chiến lược học tập dựa trên bằng chứng nào.
c. Học sinh phải có khả năng vận dụng/ sử dụng thông tin một cách chính xác trong tình huống mới
Để biết cách vận dụng thông tin thích hợp, các em cần phải nghiêm túc thực hành vận dụng thông tin. Các em cần đặt bản thân mình vào một tình huống trong đó kiến thức đã học có thể hữu ích, có thể làm việc nhóm hoặc một mình để giải quyết vấn đề vận dụng thông tin. Bằng cách này, các em được thực hành vận dụng kiến thức cũng như hồi tưởng. Một mũi tên trúng hai đích! Đối với ví dụ trên, các em không nên chỉ học cách tính tỷ lệ hoàn vốn mà cần phải thực sự giải quyết vấn đề đó bằng cách sử dụng các khái niệm mà họ đang học trên lớp.
2.3. Học tập có kế hoạch
Vạch ra một kế hoạch, cân nhắc thời gian ôn tập và rèn luyện cho từng môn căn cứ vào năng lực và sở trường của bản thân là rất quan trọng. Việc lập ra một kế hoạch và thực hiện đúng theo nó là một chỉ dẫn hết sức khoa học và giúp các em có thể chủ động trong việc ôn tập, điều chỉnh thời gian và tránh việc học dồn dập, chồng chất kiến thức.
2.4. Đánh giá năng lực bản thân
Các em hãy tự đánh giá điểm mạnh cũng như hạn chế của bản thân về sở trường từng môn học, về khả năng ôn tập lí thuyết, đi vào thực hành hay xử lí tình huống. Từ đó các em sẽ biết được mình nên dành thời gian nhiều để rèn luyện phần nào nhiều hơn, cân bằng tốt hơn để giúp các em hoàn thiện kiến thức một cách khoa học nhất.
Đánh giá đúng năng lực bản thân tạo nên nền tảng vững chắc cho các em vạch ra kế hoạch học tập sao cho phù hợp cũng như áp dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình tiến bộ chung theo lộ trình của mình.
Với bốn hướng dẫn trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em học tốt chương trình GDCD 10 để đạt kết quả cao trong học tập.
Tham khảo thêm
- Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
- Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Bài 15: Công dân với vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Bài 13: Công dân với cộng đồng