Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

Nội dung bài học chủ yếu đề cập đến tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).

Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tác dụng với chất chỉ thị

- Quỳ tím hóa xanh.

- Phenolphtalein không màu thành đỏ.

1.2. Tác dụng với oxit axit

Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (kết tủa trắng) + H2O

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

6KOH + P2O5 → 2K3PO4 + 3H2

1.3. Tác dụng với axit

H2SO4l + Cu(OH)2 → CuSO4  + 2H2O

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Ba(OH)2 + 2HNO3→  Ba(NO3)2 + 2H2

1.4. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ

Cu(OH)2   CuO + H2O

Màu xanh         Màu đen 

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Viết phương trình hóa học của bazơ

Có những bazơ sau: NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào: (viết phương trình hóa học minh họa nếu có) 

a) Tác dụng được với dd HCl?

b) Bị nhiệt phân hủy?

c) Tác dụng được với CO2?

d) Đổi màu quì tím thành xanh?

Hướng dẫn giải

a) Tác dụng được với dd HCl: NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2

2NaOH (dd) + 2HCl (dd) → 2NaCl (dd)  + H2O (l)

Cu(OH)2 (dd) + 2HCl (dd) → CuCl2 (dd)  + 2H2O (l)

Ba(OH)2 (dd) + 2HCl (dd) → FeCl2 (dd)  + 2H2O (l)

b) Bị nhiệt phân hủy: Cu(OH)2

Cu(OH)2 (r)   CuO (r)   + H2O (h)

c) Tác dụng được với CO2: NaOH, Ba(OH)2

2NaOH (dd)  + CO2 (k) → Na2CO3 (dd) + H2O (l)

Ba(OH)2 (dd)  + CO2 (k) → BaCO3 (dd) + H2O (l)

d) Đổi màu quì tím thành xanh: NaOH, Ba(OH)2

2.2. Dạng 2: Bài tập nhận biết

Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

Hướng dẫn giải

Trích các mẫu thử để nhận biết

- Dùng quì tím  nhận biết HCl vì làm quì tím hoá đỏ, NaOH làm quì tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quì tím.

- Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quì tím Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng.

            BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng  + 2NaCl
2.3. Dạng 3: Bazơ tác dụng với các chất

Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hoà 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.

Hướng dẫn giải

Đổi 400ml thành 0,4 lít

Số mol mỗi axit là:

nH2SO4 = CM.V = 0,4.0,5 = 0,2 (mol)

nHCl = CM.V = 0,4.1 = 0,4 (mol)

Phương trình phản ứng:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

0,2 →      0,4 (mol)

HCl + NaOH → NaCl  + H2O

0,4 →  0,4 (mol)

Số ml dung dịch NaOH 0,75M cần để trung hòa lượng axit trên là:

CM = n.V⇒ V = n.CM  = 0,4 + 0,4.0,75 = 1,07 (lit)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy viết công thức hoá học của các

a) bazơ ứng với những oxit sau: Na2O, BaO, Al2O3, Fe2O3.

b) oxit ứng với những bazơ sau: KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2.

Câu 2: Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Câu 3: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dung dịch làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là:

A. H2SO4

B. NaCl  

C. Ca(OH)2 

D. K2SO4

Câu 2: Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:

A. Zn(OH)2 

B. Fe(OH)2

C. NaOH

D. Al(OH)3

Câu 3: Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là:

A. CO2

B. O2

C. SO2

D. Cả A , B và C

Câu 4: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:

A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O

B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO

C. P2O5; CO2; Al2O3 ; SO3

D. P2O5 ; CO2; CuO; SO3

Câu 5: Dãy các bazơ  bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:

A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2

B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH

C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2

D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit)
  • Tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).

Tính chất hóa học của bazơ

Ngày:09/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM