Hóa học 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ

Các em đã được tìm hiểu tất cả các loại hợp chất vô cơ, cũng như mối quan hệ của chúng. Để củng cố lại các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ, vận dụng nó để giải một số bài tập nên hôm nay chúng ta sẽ vào tiết luyện tập.

Hóa học 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phân loại các hợp chất vô cơ

Phân loại các hợp chất vô cơ

1.2. Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ

Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Muối + Muối → 2Muối

Muối + Kim loại →  Muối mới + Kim loại mới

Muối  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Chất mới

2. Bài tập minh họa 

2.1. Dạng 1: Viết phương trình hóa học tính chất của hợp chất vô cơ

Để một mẫu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dd HCl vào chất rắn trắng thấy có chất khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng natri hiđroxit với

a) Oxi trong không khí

b) Hơi nước trong không khí

c) Cacbon đioxit và oxi trong không khí

d) Cacbon đioxit và hơi nước trong không khí

e) Cacbon đioxit trong không khí

Hãy chọn câu đúng. Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa?

Hướng dẫn giải

Câu đúng là câu e. Cacbon đioxit trong không khí

2NaOH  +  CO2  →    Na2CO3   +  H2O

Na2CO3   +   2HCl   →  2NaCl  + CO2  + H2O

2.2. Dạng 2: Bài tập nhận biết

Bằng phương pháp hóa học nhận biết 4 dung dịch : HCl, MgSO4, MgCl2, NaOH chứa trong 4 lọ mất nhãn.

Hướng dẫn giải

  • Đánh dấu mỗi lọ và lấy ra một ít hóa chất để thử.
  • Cho giấy quỳ tím lần lượt vào 4 lọ.
  • Dung dịch trong lọ nào làm cho giấy quỳ tím:

  • Dung dịch trong lọ nào làm không làm đổi màu giấy quỳ tím thì lọ đó chứa dung dịch MgSO4, MgCl2
  • Nhỏ vài giọt BaCl2 vào hai lọ chứa dung dịch muối. Dung dịch trong lọ nào có hiện tượng kết tủa trắng là MgSO4 

BaCl2 + MgSO4   →  MgCl2 + BaSO4

  • Còn lại MgCl2

2.3. Dạng 3: Xác định các đại lượng theo phương trình hóa học

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20 g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc . Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra ?
b)Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?
c) Tính khối lương các chất tan có trong nước lọc?

Hướng dẫn giải

a) CuCl2    +    2NaOH   →  Cu(OH)2     +      2NaCl (1)

   0,2mol        0,4mol          0,2mol               0,4mol

   Cu(OH)2       →     CuO     +      H2O    (2)

    0,2mol              0,2mol   

b) Ta có:  

\(\begin{array}{*{20}{l}}
  {{n_{CuC{l_2}}} = 0,2mol} \\ 
  {{m_{NaOH}} = 20gam \Rightarrow {n_{NaCl}} = \frac{{20}}{{40}} = 0,5(mol)} 
\end{array}\)

So sánh:  \(\frac{{0,2}}{1} < \frac{{0,5}}{2}\) ⇒ Khối lượng NaOH dư

Từ pt (1) và (2) ta có  nCuO  = 0,2 mol

Vậy khối lượng chất rắn tạo thành sau khi nung là: mCuO  =  0,2.80 = 16 gam

c) Các chất tan có trong nước lọc gồm: NaOH dư, NaCl tạo thành

Từ (1) ta có :

nNaOH dư = 0,5 – 0,4  = 0,1 mol

nNaCl  =  0,4 mol

Vậy mNaOH dư  =  0,1 . 40 = 4 gam

        mNaCl  =  0,4 . 58,5 = 23,4 gam

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl có thể dùng phương pháp hóa học nào?

Câu 2: Cho các oxit: P2O5, CO2, SO2, CaO, Na2O

Oxit nào có khả năng tác dụng với nhau? Viết phương trình hóa học.

Câu 3: Cho phương trình hóa học:

Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

Tính khối lượng Cu bám lên thanh kẽm, khi khối lượng dung dịch tăng 0,2 gam

Câu 4: Cho 31 gam Na2O vào 500 gam dung dịch NaOH 10%. Tính nồng độ % của dung dịch NaOH tạo ra.

Câu 5: Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

Na2O → NaOH → Na2SO3 → SO2 → K2SO3

Câu 6: Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.

b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02mol HCl

B. 0,1mol HCl

C. 0,05mol HCl

D. 0,01mol HCl

Câu 2: Dãy bazơ nào tương ứng với các oxit sau: Na2O ; CuO ; BaO ; Fe2O3?

A. NaOH ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)

B. NaOH ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2

C. NaOH ; CuOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)3 

D. NaOH ; CuOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2

Câu 3: Để phân biệt 2 ống nghiệm, một ống đựng dung dịch NaOH, một ống đựng dung dịch Ca(OH)2, người ta có thể dùng hóa chất là:

A. Quỳ tím.

B. Quỳ tím ẩm

C. Dung dịch NaOH   

D. Khí CO2

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung:

  • Phân loại các loại hợp chất vô cơ.
  • Tính chất hóa học của từng loại hợp chất vô cơ.
  • Vận dụng vào các bài tập có liên quan.
Ngày:10/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM