Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học
Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hóa học nào cần thiết phải có? (C, O, H, N, S, K, Ca, Mg...)
Vậy những nguyên tố hóa học này có ở đâu? (Có trong đất và trong phân bón hóa học) Vậy phân bón hóa học có những công dụng như thế nào? Ta thường dùng những loại phân gì? Để hiểu rõ ta cùng tìm hiểu bài học này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Những nhu cầu của thực vật
a. Khái niệm
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng (P, N, K…), được bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất.
b. Thành phần của thực vật
Nước 90%
Chất khô 10%: gồm C, H, O, N, K, Mg, S và các nguyên tố vi lượng B, Cu, Zn, Fe, Mn
c. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
- Nguyên tố C, H, O: Tạo nên gluxit(đường, tinh bột, xelulozo) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.
- Nguyên tố N: Kích thích cây trồng phát triển mạnh.
- Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.
- Nguyên tố K: Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.
- Nguyên tố S: Tổng hợp nên prôtêin.
- Nguyên tố Ca và Mg: Giúp cho cây sinh sản chất diệp lục.
- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật
(Dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây)
1.2. Những phân bón hóa học thường dùng
a. Phân bón đơn
Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N,P,K.
- Phân đạm: Gồm Urê CO(NH2)2 chứa 46%N, Amôninitrat NH4NO3 chứa 35%N, Amonisunfat (NH4)2SO4 chứa 21%N.
- Phân lân: Gồm Phôtphat tự nhiên: (chưa qua chế biến) ⇒ thành phần chính Ca3(PO4)2
Supephotphat: (qua chế biến) ⇒ thành phần chính Ca3(H2PO4)2
- Phân kali: Gồm Kali clorua (KCl) và Kalisunfat (K2SO4) ⇒ dễ tan trong nước.
b. Phân bón kép
- Là phân bón có chứa 2 hoặc 3 n/tố dinh dưỡng chính N,P,K.
- Trộn tỷ lệ lựa chọn thích hợp giữa đạm, lân, kali ⇒ NPK.
- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hh: KNO3 + (NH4)2HPO4 + NH4NO3
c. Phân bón vi lượng
- Phân bón có chứa 1 số nguyên tố hóa học B, Zn, Mn...dưới dạng hợp chất.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Bài toán thực tế
Câu 1: Kinh nghiệm sản xuất của người nông dân được đúc kết trong câu ca dao sau:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng sấm động mở cờ mà lên”
Hãy dùng kiến thức hóa học để giải thích câu ca dao trên.
Hướng dẫn giải
Khi có sét (tia lửa điện) khí N2 và O2 trong không khí kết hợp với nhau thành khí NO, NO bị oxi hóa thành NO2. Khí NO2 tác dụng với nước mưa tạo ra axit nitric, axit này rơi xuống đất sẽ tác dụng với chất kiềm có trong đất như vôi, tro bếp tạo ra muối nitrat (là phân đạm) nên tốt cho lúa.
N2 + O2 → 2NO (ở điều kiện nhiệt độ cao như tia lửa điện)
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 + KOH → KNO3 + H2O
Câu 2: Vì sao không nên bón đạm với vôi cùng lúc?
Hướng dẫn giải
Vì khi bón đạm (NH4NO3)với vôi cung lúc thì xảy ra phản ứng:
CaO + H2O → Ca(OH)2
2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + NH3↑ + 2H2O
⇒ Khí NH3 thoát đi làm hao phí một lượng đạm.
2.2. Dạng 2: Bài tập nhận biết
Nêu phương pháp nhận biết KCl, NH4NO3 và Ca3(H2PO4)2.
Hướng dẫn giải
- Đun nóng với dung dịch kiềm chất nào có mùi khai là NH4NO3
- Cho dd Ca(OH)2 vào, chất nào tạo kết tủa trắng là Ca3(H2PO4)2
- Còn lại là KCl.
2.3. Xác định hàm lượng nguyên tố
Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có hàm lượng N cao nhất: NH4NO3; (NH4)2SO4; CO(NH2)2?
Hướng dẫn giải
Để biết được loại phân bón nào có hàm lượng N cao nhất, ta tính thành phần phần trăm về khối lượng của N có trong các loại phân bón.
\(\begin{gathered}
\% {N_{N{H_4}N{O_3}}} = \frac{{14.2}}{{80}}.100 = 35\% \hfill \\
\% {N_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \frac{{14.2}}{{18.2 + 96}}.100\% = 21,21\% \hfill \\
\% {N_{CO{{(N{H_2})}_2}}} = \frac{{14.2}}{{60}}.100\% = 46,67\% \hfill \\
\end{gathered} \)
Vậy hàm lượng N trong phân bón CO(NH2)2 cao nhất.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Có ba mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.
Câu 2: Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2:
2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O
Để có thể sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng
a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ?
b) Bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2 (đktc)?
Câu 3: Một người làm vườn đã dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau.
a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?
b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.
Câu 4: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Tính độ dinh dưỡng của loại phân lân này.
Câu 5: Trong 20 g supephotphat đơn có chứa 5 g Ca(H2PO4)2. Tính hàm lượng phần trăm của P2O5 có trong mẫu lân đó.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi lúa đến thời kì ra đòng, trổ bông ta nên bón:
A. Chủ yếu là phân đạm
B. Chủ yếu là phân lân
C. Chủ yếu là phân kali
D. Cả A, B, C
Câu 2: Để tăng năng suất cây trồng ta cần phải:
A. Chăm sóc (bón phân; làm cỏ...)
B. Chọn giống tốt
C. Chọn đất trồng
D. Cả ba phương án trên
Câu 3: Trong các loại phân bón sau, phân bón nào có hàm lượng đạm tăng dần:
A. CO(NH2)2, NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4Cl
B. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, CO(NH2)2
C. (NH4)2SO4, NH4Cl, NH4NO3, CO( NH2)2
D. NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4Cl, CO(NH2)2
Câu 4: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem cô cạn dung dịch đến khô, thu được lượng muối khan là
A. 50 gam Na3PO4.
B. 15 gam Na2HPO4.
C. 19,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam NaH2PO4.
D. 14,2 gam NaH2PO4 và 49,2 gam Na3PO4.
Câu 5: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là:
A. 95,51% B. 65,75%
C. 87,18% D. 88,52%
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm nội dung sau:
Tham khảo thêm
- docx Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit và Khái quát về sự phân loại oxit
- docx Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
- docx Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
- docx Hóa học 9 Bài 4: Một số axit quan trọng
- docx Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit
- docx Hóa học 9 Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit
- docx Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
- docx Hóa học 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
- docx Hóa học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
- doc Hóa học 9 Bài 10: Một số muối quan trọng
- docx Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hẹ giữa các loại hợp chất vô cơ
- docx Hóa học 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ
- docx Hóa học 9 Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối