Hóa học 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
Các em đã nghiên cứu các tính chất hóa học của axit, bazơ; Ngoài những tính chất đã tìm hiểu ra. Thì hai hợp chất này còn có thêm một tính chất nữa là tác dụng với muối, vậy Muối tác dụng với axit, bazơ tạo ra sản phẩm gì? Và còn có tính chất nào khác nữa không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính chất hoá học của muối
- Muối tác dụng với kim loại (tạo muối mới + kim loại mới)
Cu+ AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Kim loại Ag sinh ra, bám vào dây đồng và dung dịch có màu xanh của Cu(NO3)2
- Muối tác dụng với axit (tạo muối mới, axit mới)
Lưu ý: Với sản phẩm sinh ra là axit yếu sẽ không tồn tại mà chuyển hóa thành chất bền hơn.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
- Muối tác dụng với muối (tạo muối mới 1 + muối mới 2)
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
Kết tủa trắng chính là AgCl sinh ra.
- Muối tác dụng với bazơ (tạo muối mới + bazơ mới)
H2SO4l + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O
- Phản ứng phân huỷ muối
Một số muối ở nhiệt độ cao sẽ bị phân huỷ.
2KClO3 2KCl + 3O2
1.2. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
Các phản ứng trong dung dịch của muối với Axit, Bazơ và Muối xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau tạo ra những hợp chất mới.
- Phản ứng trao đổi
Là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Viết phương trình tính chất hóa học của muối
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau đây:
Hướng dẫn giải
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeCl2 + Ag2SO4 → FeSO4 + 2AgCl↓
FeSO4 + Ba(NO3)2 → Fe(NO3)2 + BaSO4↓
Fe(NO3)2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KNO3
Fe(OH)2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe2O3 + H2O
2Fe + 3Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeCl3
2FeCl3 + 3Ag2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6AgCl↓
Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 → 2Fe(NO3)3 + 3BaSO4↓
Fe(NO3)3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KNO3
2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe2O3 + H2O
2FeCl2 (lục nhạt)+ Cl2 → 2FeCl3(vàng nâu)
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4
4Fe(NO3)2 + O2 + 4HNO3 → 4Fe(NO3)3 + 2H2O
2Fe(NO3)3 + Cu → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2
4Fe(OH)2(trắng xanh) + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3(nâu đỏ)
2.2. Dạng 2: Bài tập tính chất của hóa học của muối
Cho H2SO4 loãng, dư tác dụng với hỗn hợp gồm Mg và Fe thu được 2,016 lít khí ở đktc. Nếu hỗn hợp kim loại này tác dụng với dd FeSO4 dư thì khối lượng hỗn hợp trên tăng lên 1,68 gam.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học
b. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên
Hướng dẫn giải
a. Ta có phương trình hóa học:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ (1)
x mol x mol x mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ (2)
y mol y mol y mol
Cho hỗn hợp kim loại trên vào dd FeSO4 dư thì Mg tác dụng hết (Fe không tác dụng) theo phương trình sau:
Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe (3)
x mol x mol
Khối lượng hỗn hợp tăng lên 1,68 gam là khối lượng chênh lệch giữa Fe mới tạo ra và Mg đã phản ứng.
b. Ta có số mol của khí H2 là 0,09 mol
theo phương trình (1) và (2) ta có hệ phương trình :
\(\left\{ \begin{gathered}
x{\text{ }} + {\text{ }}y{\text{ }} = {\text{ }}0,09 \hfill \\
56y{\text{ }}--{\text{ }}24x{\text{ }} = {\text{ }}1,68 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Giải hệ phương trình trên ta được nghiệm: x = 0,0525; y = 0,0375
Vậy khối lượng của 2 kim loại trên là :
mFe = 0,0375. 56 = 2,1 (gam)
mMg = 0,0525. 24 = 1,26 (gam)
2.3. Dạng 3: Nhận biết các muối
Hãy nhận biết các chất dưới đây bằng phương pháp hóa học: 3 ống nghiệm không màu đựng 3 dung dịch NaCl, NaOH, Na2SO4
Hướng dẫn giải
Lần 1: Dùng quỳ tím sẽ chia thành 2 nhóm:
- NaOH: chuyển sang màu xanh
- NaCl, Na2SO4: không chuyển màu
Lần 2: Dùng Ba(OH)2 nhận biết NaCl và Na2SO4:
- Na2SO4: xuất hiện kết tủa trắng của BaSO4
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + H2O
- NaCl: không có hiện tượng gì
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không?
a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.
b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.
Giải thích và viết phương trình hoá học.
Câu 2: Có những muối sau: CaCO3, CuSO4, MgCl2. Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phương pháp sau:
a) Axit tác dụng với bazơ.
b) Axit tác dụng với kim loại.
c) Muối tác dụng với muối.
d) Oxit bazơ tác dụng với oxit axit.
Viết các phương trình hoá học.
Câu 3: Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.
a. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c. Tính nồng độ của chât còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
A. Khí hiđro
B. Khí oxi
C. Khí lưu huỳnhđioxit
D. Khí hiđro sunfua
Câu 2: Cho phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O. X là:
A. CO
B. CO2
C. H2
D. Cl2
Câu 3: Dung dịch tác dụng được với các dung dịch: Fe(NO3)2, CuCl2 là:
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch BaCl2
Câu 4: Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
A. Mg.
B. Cu.
C. Fe.
D. Au.
Câu 5: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:
A. Quỳ tím
B. Dung dịch Ba(NO3)2
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch KOH
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm:
- Các tính chất hóa học đặc trưng của muối và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.
- Vận dụng vào các bài tập có liên quan.
Tham khảo thêm
- docx Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit và Khái quát về sự phân loại oxit
- docx Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
- docx Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
- docx Hóa học 9 Bài 4: Một số axit quan trọng
- docx Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit
- docx Hóa học 9 Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit
- docx Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
- docx Hóa học 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
- doc Hóa học 9 Bài 10: Một số muối quan trọng
- docx Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học
- docx Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hẹ giữa các loại hợp chất vô cơ
- docx Hóa học 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ
- docx Hóa học 9 Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối