eLib xây dựng bộ sưu tập tài liệu về Dược lý xoay quanh các vấn đề như: Thuốc đông dược, Dược điển đông dược và các cây vị thuốc giúp chữa bệnh hạ huyết áp, bệnh lỵ, bệnh phụ nữ và cầm máu....Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức và kĩ năng phục vụ cho nhu cầu học tập trong chuyên ngành Dược học. Ngoài ra còn giúp cho các bác sĩ, dược sĩ có thêm nguồn thông tin để điều chỉnh liều dùng của thuốc chính xác và nhanh chóng hơn.
Ô dược có công dụng chính là hành khí, chỉ thống (giảm đau) và khứ hàn. Y học cổ truyền thường dùng dược liệu để trị chứng thống kinh (đau bụng kinh), kinh nguyệt không đều, ăn uống không tiêu do hàn xâm nhập và chứng cam tích ở trẻ nhỏ. Để biết thêm thông tin về vị thuốc mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của eLib.VN
Cây nhàu là vị thuốc quý, không chỉ được sử dụng trong phạm vi nhân dân mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại. Rễ, lá, vỏ thân và quả nhàu đều có dược tính mạnh, được dùng để trị bệnh tiểu đường, đau mỏi xương khớp do phong thấp, tụ máu do chấn thương, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao và rối loạn kinh nguyệt. Để biết thêm thông tin về vị thuốc mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của eLib.VN
Ngọc trúc còn có tên là nữ ủy, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc. Ngọc trúc chứa các glucosid convallamarin và convallarin, sinh tố A và tinh bột, chất nhầy. Theo Đông y, ngọc trúc vị ngọt, tính hơi hàn; vào phế, vị. Có tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị, trừ phiền chỉ khát. Trị các chứng phế âm hư, vị âm hư, có ho khan do phế táo, sốt, khát, đái dắt, trợ tiêu hoá. Để biết thêm thông tin vị thuốc mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Cây hoa dừa cạn (bông dừa) thường được trồng để làm cảnh vì cây xanh tốt và nở hoa quanh năm. Ngoài ra thân, rễ và lá của cây còn được dùng ngoài để chữa vết bỏng nhẹ, zona thần kinh và đau nhức mô mềm. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn được kết hợp với một số dược liệu khác trong bài thuốc uống hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường, cao huyết áp và bệnh trĩ. Cùng eLib.VN tìm hiểu vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Dịch nhày được tiết ra từ các tế bào niêm mạc của đường hô hấp, có tác dụng bám dính các hạt bụi, vi khuẩn, sau đó nhờ hệ thống lông mao đẩy chúng ra ngoài. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến thuốc làm thay đổi bài tiết dịch khí phế quản qua bài viết này nhé.
Thuốc chống đông máu có khả năng làm tan máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của các cục máu đông trong vòng tuần hoán. Cùng eLib.VN tìm hiểu về những loại thuốc chống đông máu qua bài viết sau đây nhé.
Cây sảng là một cây nhỡ, cao 3-6m, mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Người ta thường dùng vỏ cây giã và đắp lên những chỗ sưng tấy, mụn nhọt. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Đại phong tử là cây to, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 25- 30m, mọc hoang ở rừng rậm khá phổ biến ở Việt Nam, ngay tại thành phố Hà Nội cây này được trồng tàm cây bóng mát ở quanh bờ Hổ Hoàn Kiếm và Bách Thảo, được dùng để chữa ghẻ lỡ, giang mai, vết loét,... Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích, cách sử dụng, thông tin về liều lượng và những nhược điểm tiềm ẩn của loại cây này.
Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh. Cùng eLib.VN tìm hiểu về loại cây quen thuộc sẽ có tác dụng như thế nào trong điều trị qua bài viết dưới đây.
Cây hoa hiên là cây gì, phân bố ở đâu, tác dụng, liều dùng như thế nào trong việc chữa bệnh cho con người? Cùng eLib.VN tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu. Cói gạo mọc dựa đường nước, ruộng ở bình nguyên và cả ở vùng cao nguyên miền Trung của nước ta. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh. Cỏ gấu dài là cây nhập trồng ở miền Nam nước ta. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn. Quyết lông nhọn Cây mọc rải rác từ vùng trung du đến vùng núi cao ở Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Thái. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Hồng câu là phong lan có thân thòng, hình trụ suôn, mọc nhiều ở các tính phía Bắc và phân bố ở tận Lâm Đồng, Đồng Nai, giúp chữa nóng sốt nhẹ, bứt rứt, ăn kém, nôn khan, môi miệng khô. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Chòi mòi là cây gỗ nhỏ thuộc họ Thầu dầu, nhánh cong queo, có lông thưa, mọc hoang ven rừng, trong rừng thưa ở nước ta, được dùng chữa ho, sưng phổi, điều kinh, đau đầu. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Kim cang lá quế là dây leo, nhánh không gai, loài của Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaixia, được dùng uống bổ gân cốt, trị đòn ngã phong thấp. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Chìa vôi bốn cạnh là dây leo với thân có 4 cạnh nhọn, thuộc họ Nho, mọc ở hàng rào, bờ bụi nước ta, được dùng cho phụ nữ uống sau sinh, trị rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, đắp bó gãy xương,... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Nuốt dịu là cây thuộc họ Bồ quân, mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, được dùng trị bệnh thủy đậu. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Nữ lang nhện là cây thảo sống nhiều năm, mọc khá phổ biến ở những chỗ ẩm ướt dựa vực, suối ở Sapa và vùng phụ cận (Bắc Hà) của tỉnh Lào Cai, ở Hà Giang, Nghệ An, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, dùng chữa nhức đầu, đau dạ dày, kinh nguyệt không đều,... Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.