Cây dứa - Điều trị tiểu tiện khó khăn, sốt
Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh. Cùng eLib.VN tìm hiểu về loại cây quen thuộc sẽ có tác dụng như thế nào trong điều trị qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
- Còn gọi là thơm, trái thơm (miền Nam).
- Tên khoa học Ananas sativa Liun. (Ananas sativa L.).
- Thuộc họ Dứa Bromeliaceae.
1. Mô tả cây
Cây sống dai. Lá mọc thành hoa thị, cứng dài, có gai cứng ở mép. Khi cây đã lớn thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài độ 10-40cm, mang môt bông hoa tận cùng bằng một chùm lá nhỏ. Hoa đều, lưỡng tính. Mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bấc màu tím. Ba lá đài nhỏ màu lục, ba cánh hoa màu tím lớn hơn, 6 nhị xếp thành 2 vòng. Bầu hạ 3 ô, mỗi ô chứa 2 dãy noãn đảo. Quả mọng. Phần ăn được và thường gọi là “quả dừa” thực ra là gồm trục của bông hoa và các lá mọng nước tụ hợp lại mà thành, còn quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Dứa vốn nguồn gốc ở Trung Mỹ, hiện nay được trồng ở hầu hết những nước nhiệt đới. Sản lượng dứa trên thế giới vào khoảng 1.750.000 tấn. Ở Việt Nam việc trồng dứa cũng rất phát triển. Chủ yếu để lấy qủa ăn và xuất khẩu.
Gần đây, dứa còn là nguồn nguyên liệu chiết men bromelin. Nhân dân ta còn dùng nõn cây làm thuốc, thu hái vào mùa xuân. Thường chỉ dùng tươi.
3. Thành phần hóa học
Trong quà dứa có 90% nước, 0,5-0,8% protit, 0,7-1% axit hữu cơ, 6,5-8,9% gluxit, 0,4-0,8% xenluloza, 0,4-0,5% tro, 15-32mg% canxi, 11- 17mg% p, 0,3- 0,5mg% Fe, 0,05-0,08mg% caroten, 0,08mg% vitamin 0,02-0,03mg% vitamin B,, 0,2mg% vitamin pp và 24-26mg% vitamin C.
Trong tất cả các bộ phận của cây dứa (thân, lá, quả) đều chứa bromelìn, nhiều nhất tập trung ở thân, dứa (phần lõi trắng của chồi) cao gấp 8- 20 lần so với ở quả, dứa tây chứa nhiều bromelin hơn dứa ta.
Trong nước dứa bromelin có vào khoảng 3 đến 5g phần 1.000, vỏ dứa chứa nhiều hơn dịch chiết quả. Bromelin là một men thủy phân protit. Trọng lượng phân tử bromelin khoảng 23.000. Bromelin là một men chịu được nhiệt, dịch chiết bromelin ở pH 3,5 sau khi đun 60 phút vẫn còn hoạt tính.
Từ 1963, bromelin được dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột. Ở pH 3,3 bromelin tác dụng như pepsin, ở pH 6 như trypsin. Trường hợp vô toan, bromelin vẫn có tác dụng. Bromelin có tác dụng ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết. Bromelin bôi lên vết thương hoặc vết bỏng làm tiêu các tổ chức chết, mau thành sẹo. Phối hợp bromelin với thuốc ngủ natri pentobacbìtal làm tâng thời gian gây ngủ của thuốc, phối hợp với theophyllin, ephcdrin tăng tác dụng chống hen và viêm phế quản của những thuốc ấy.
Ngành thực phẩm còn dùng bromclin làm mềm thịt, tác dụng của bromelin còn mạnh hơn tác dụng của papain của đu đủ. Ngoài ra bromelin còn được dùng thúc đẩy quá trình thủy phân đạm trong công nghiệp chế biến nước chắm.
4. Công dụng và liều dùng
Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.
Nhân dân còn dùng rễ cây dứa làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó khăn, đái ra sỏi sạn. Dịch ép lá và quả chưa chín là một thứ thuốc tẩy nhuận tràng (có thể gây sẩy thai). Nõn (lá non) dùng làm thuốc chữa sốt. Ngày dùng 20 đến 30g nõn dứa dưới dạng thuốc sắc hay giã nát lấy nước uống.
Trên đây là mô tả, phân bố, thành phần hóa học, công dụng, liều dùng của cây dứa mà eLib.VN đã tổng hợp. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn nhé.