Cói gạo - Trị phong thấp gân cốt, tê đau

Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu. Cói gạo  mọc dựa đường nước, ruộng ở bình nguyên và cả ở vùng cao nguyên miền Trung của nước ta. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Cói gạo - Trị phong thấp gân cốt, tê đau

Cói gạo, Lác rận - Cyperus iria L., thuộc họ Cói - Cyperaceae.

1. Mô tả

Cây mọc hằng năm, thân cao 15 - 50cm, có 3 cạnh. Lá có phiến ngắn hơn thân, rộng 2 - 4mm. Cụm hoa dày, nhỏ (5cm) hay to (đến 20cm); lá bắc dài; các tia mang tán; bông chét nhỏ, vàng tươi, nhiều, dài 1cm, rộng 2mm, vẩy 6 - 20, xoan. Quả bế đen, dễ rụng; vòi nhuỵ 3 nuốm dài.

Hoa tháng 2 - 7.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Cyperi Iriae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Cây mọc dựa đường nước, ruộng ở bình nguyên và cả ở vùng cao nguyên miền Trung của nước ta.

4. Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính bình; có tác dụng khử phong trừ thấp, điều kinh lợi niệu.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc. Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu...

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM