Cây vị thuốc lợi tiểu

Trong dân gian có rất nhiều những bài thuốc từ thiên nhiên có tác dụng lợi tiểu hiệu quả, và quan trọng hơn là những bài thuốc này rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, vừa dễ làm vừa dễ tìm mà lại không gây tác dụng phụ lên sức khỏe. Cùng eLib.VN tìm hiểu về những cây vị thuốc lợi tiểu trong dân gian này nhé.

1. Cây vị thuốc lợi tiểu là gì?

Thuốc lợi tiểu được sử dụng là các loại thảo dược để đưa nước hoặc muối thừa ra khỏi cơ thể. Những người bị huyết áp cao, suy tim, phù, và bệnh thận thường sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để trị những bệnh như thế này.

Nước thừa trong cơ thể khiến tim khó thực hiện công việc của mình và có thể gây khó thở.

Đa số các vị thuốc có vị nhạt, tính bình

2. Tác dụng

Lợi niệu thông lâm: chữa buốt đái, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, hay gặp ở các bệnh nhân viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.

Lợi niệu trừ thù thũng: chữa các chứng phù do nước ứ lại trong các bệnh như viêm thận cấp, viêm thận mẫn, phù dị ứng,…

Lợi niệu chữa vàng da (hoàng đản).

Lợi niệu trừ phong thấp: do phong thấp ứ lại ở gân xương, kinh lạc, gây cử động khó khăn, sưng đau, thuốc lợi thấp đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.

Lợi niệu cầm ỉa chảy: do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, xuống dạ dày gây ỉa chảy, tăng cường bài tiết thủy thấp qua đường tiểu tiện thì sẽ cầm ỉa chảy.

 Lợi niệu thanh nhiệt: hạ sốt, chữa mụn nhọt, hạ huyết áp, giải dị ứng…

3. Đối tượng sử dụng

Dư thừa một lượng chất lỏng nhất định trong các mô của cơ thể.

Ứ nước do nhiều tình trạng bệnh khác nhau gây ra.

Thuốc nam lợi tiểu có thể hữu ích cho những người bị bệnh thận, thận không thể lọc kali, khiến kali bị tích tụ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

4. Những lưu ý khi dùng những bài thuốc nam lợi tiểu

Các thuốc lợi tiểu chỉ được dùng để điều trị triệu chứng do đó chúng cần được phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân.

  • Một số nguyên nhân thường gặp như nhiễm khuẩn bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiểu thì cần phải phối hợp với các thuốc thanh nhiệt táo thấp.
  • Còn nếu nguyên nhân do phong thấp gây ra đau nhức, sưng đau, vận động khó khăn thì cần phối hợp với các thuốc trừ phong thấp.
  • Nếu nguyên nhân ứ trệ do sự vận hóa của tỳ bị suy giảm dẫn đến phù thũng thì cần phải phối hợp với các thuốc kiện tỳ.
  • Nếu phế khí bị ứ trệ do phong hàn gây ra cần phối hợp với các vị thuốc tuyên phế như Ma Hoàng.
  • Nếu nguyên nhân chủ yếu do thận hư không khí hóa được bàng quang không ôn hóa tỳ dương thì cần dùng các thuốc trừ hàn như Phụ tử, Quế nhục.

Không nên dùng thuốc lợi tiểu quá lâu trong thời gian dài và liều lượng lớn

Trong khi đang sử dụng thuốc cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng một cách khoa học

Khi sử dụng lợi tiểu bằng thuốc nam cần có sự đồng ý của thầy thuốc kê đơn

Không được dùng kết hợp cả thuốc đông y và tây y cùng một lúc

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Cây vị thuốc lợi tiểu mà eLib.VN đã tổng hợp. Để hiểu rõ về công dụng của từng vị thuốc, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua các bài viết trong bộ tài liệu Cây vị thuốc lợi tiểu nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM