Cây trạch tả - Điều trị thông tiểu, thủy thũng

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn về cây thuốc này nhé.

Cây trạch tả - Điều trị thông tiểu, thủy thũng

Cây trạch tả - Điều trị thông tiểu, thủy thũng

Còn có tên là cây mã đề nước.

Tên khoa học Alisma plantago-aquatica L. var. orientalìs Samuelsson.

Thuộc họ Trạch tả Alismataceae.

Trạch tả (Rhìzoma Alìsmatis) là thân củ chế biến, phơi hay sấy khô cùa cây trạch tả (trạch-đầm, tả-tát cạn, vì vị này thông tiểu tiện rất mạnh như tát cạn nước đầm ao).

1. Mô tả cây

Cây trạch tả

Cây trạch tả

Cây trạch tả mọc ở ao và ruộng, cao 0,3-1m. Thân rễ trắng, hình cẩu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc hình trứng thuôn, hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp Lại hình tìm. Hoa hợp thành tán có cuống dài đều, lưỡng tính có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, nhị nhiều lá noãn rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả là một đa bế quả.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện được trồng ở nhiều lỉnh như Nam Hà, Thái Bình, Hà Tày, Hoà Bình... Hái lấy rễ củ, rửa sạch, cạo hết rễ nhô, phơi hoặc sấy khô.

3. Thành phần hóa học

Trong trạch tả, người ta mới phân tích thấy được tinh dầu, chất nhựa 7%, chất prồtit và 23% chất bột. Thành phần hoạt chất chưa rõ.

Dược điển Triều Tiên quy định: Độ ẩm dưới 15%, tro dưới 7%, tro không tan trong HCl dưới 2%, cao rượu trên 7%.

4. Nghiên cứu dược lý

Trong chuyên san của Viện nghiên cứu tiền Bắc Bình có báo cáo: Bắt đầu, tiêm kali nitrat cho thỏ để gây viêm thận đưa đến hiện tượng ứ đọng urê và cholesterin trong máu, sau đó tiêm thuốc trạch tả. Kết quả là lượng urê và cholesterin trong máu giảm xuống.

Cho người mạnh khỏe, uống nước sắc trạch tả, thấy lượng nước tiểu, lượng urê và lượng natri clorua bài tiết đều tăng lên.

5. Công dụng và liều dùng

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Có người nói là có thể chữa bệnh sỏi thận và lợi sữa.

6. Đơn thuốc có trạch tả

Chữa thủy thũng

Trạch tả 40g, bạch truật 40g, tán nhỏ, mỗi lần uống 10-12g. Dùng nước sắc phục linh để chiêu thuốc.

Phục linh trạch tả thang

Trạch tả 6g, phục linh 6g, bạch truật 4g, cam thào 2g, quế chi 2g, nước 600ml. sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Cũng chữa bệnh thủy thũng.

Trên đây là mô tả, phân bố, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng, liều dùng của cây trạch tả mà eLib.VN đã tổng hợp. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn.

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM