Tính hệ số thanh thải creatinin - Quy trình thực hiện và một số lưu ý cần biết
Creatinin là một sản phẩm dị hóa của creatine phosphate, được sử dụng trong quá trình co dãn cơ. Dựa trên khối lượng cơ bắp, cơ thể sẽ sản xuất ra creatine và sau đó là creatinin. Lượng chất này thường dao động rất ít. Creatinin được thải hoàn toàn bởi thận và do vậy tỷ lệ thuận với độ lọc cầu thận (GFR – có nghĩa là số mili lít lọc bởi ống sinh niệu thận mỗi phút). Dưới đây là cách tính hệ số thanh thản creatinin, mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Toàn bộ máu trong cơ thể bạn chảy qua thận hàng trăm lần mỗi ngày. Thận đẩy chất lỏng trong máu của bạn qua những máy lọc nhỏ (được gọi là các nephrone), và sau đó tái hấp thu phần lớn dịch lọc trở lại vào máu. Phần dịch và các sản phẩm thải đi không được thận tái hấp thu sẽ được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.
Creatinin là một sản phẩm dị hóa của creatine phosphate, được sử dụng trong quá trình co dãn cơ. Dựa trên khối lượng cơ bắp, cơ thể sẽ sản xuất ra creatine và sau đó là creatinin. Lượng chất này thường dao động rất ít. Creatinin được thải hoàn toàn bởi thận và do vậy tỷ lệ thuận với độ lọc cầu thận (GFR – có nghĩa là số mili lít lọc bởi ống sinh niệu thận mỗi phút). Hệ số thanh thải creatinin phụ thuộc vào lượng máu đến thận để lọc và khả năng lọc của ống thận. Lượng máu lọc giảm khi bệnh nhân mắc bệnh xơ vữa động mạch thận, mất nước, hoặc sốc. Hoạt động của ống sinh niệu giảm do các bệnh lý như viêm cầu thận, hoại tử ống thận cấp, và hầu hết các bệnh thận nguyên phát khác.
Lượng máu được lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian được gọi là độ lọc cầu thận, hay GFR (cầu thận là một búi các vi mạch bên trong các nephrone – đơn vị cấu tạo nên thận của bạn, đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống lọc. Độ lọc cầu thận không thể được đo trực tiếp, vì vậy độ thanh thải creatinin sẽ được thực hiện để ước lượng độ lọc cầu thận của bạn.
Xét nghiệm thanh thải creatinin yêu cầu thu thập các mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ và nồng độ creatinin huyết thanh. Độ thanh thải creatinin chưa chính xác sẽ được tính toán theo công thức sau: CC = UV/P,
trong đó: U = số miligam creatinin bài tiết trong mỗi decilít nước tiểu trong vòng 24 giờ;
- V = thể tích nước tiểu thải mỗi phút (tính bằng mililít)
- P = creatinin huyết thanh theo miligam trên decilít
Độ thanh thải creatinin hiệu chỉnh sẽ được hiệu chỉnh theo diện tích bề mặt cơ thể trung bình.
Khi nào bạn nên thực hiện tính hệ số thanh thải creatinin?
Bác sĩ tính hệ số thanh thải creatinin là một cách để đo độ lọc cầu thận (GFR).
Đo độ thanh thải creatinin có thể sẽ được bác sĩ chỉ định để đánh giá khả năng lọc của thận của bạn. Xét nghiệm này có thể được thực hiện để theo dõi tăng nồng độ creatinin hay phát hiện đạm trong nước tiểu qua tổng phân tích nước tiểu. Nó cũng có thể được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bạn có bệnh thận thông qua những dấu hiệu và triệu chứng.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra những vấn đề về thận gồm:
- Sưng hoặc phù, nhất là vùng quanh mắt hay trên mặt, cổ tay, vùng bụng, đùi, hay mắt cá chân.
- Nước tiểu có bọt, máu, hay có màu cà phê.
- Giảm lượng nước tiểu.
- Vấn đề đi tiểu, như là cảm giác nóng rát hay tiết dịch bất thường trong khi đi tiểu, hay sự thay đổi trong tần suất đi tiểu của bạn, nhất là về ban đêm.
- Đau vùng hông lưng, phía bện dưới các xương sườn của bạn, gần vị trí của thận.
- Tăng huyết áp.
- Có máu hoặc protein trong nước tiểu.
Xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bạn có bệnh thận hay giảm lượng máu nuôi thận gây ra bởi một rối loạn khác như là suy tim sung huyết.
2. Điều cần thận trọng
Những người chỉ có một thận mất chức năng hay chỉ có một thận bình thường vẫn có độ thanh thải creatinin bình thường bởi thận còn chức năng sẽ tăng cường độ lọc để bù lại.
Độ thanh thải creatinin có xu hướng giảm xuống theo tuổi đời của bạn vì độ lọc cầu thận (GFR – phản ánh khả năng lọc máu của cầu thận) cũng giảm dần theo tuổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:
- Tập thể dục có thể làm tăng chỉ số creatinin.
- Thu thập nước tiểu chưa hoàn chỉnh có thể đưa ra số liệu thấp hơn và không chính xác.
- Mang thai làm tăng độ thanh thải creatinin.
- Chế độ ăn nhiều thịt có thể làm tăng nhẹ độ thanh thải creatinin.
- Chỉ số eGFR có thể không chính xác khi cao tuổi và bệnh nhân béo phì, suy dinh dưỡng nặng, liệt 2 chân, liệt tứ chi, hoặc mang thai.
- Thuốc làm tăng nồng độ bao gồm: aminoglycoside (như gentamicin), cimetidine, thuốc hóa trị kim loại nặng (cistaplin), và thuốc gây độc thận như cephalosporin (như cefoxitin).
- Thuốc làm giảm nồng độ bao gồm những thuốc can thiệp tiết creatinin (như cimetidine hoặc trimethoprim), hoặc kháng sinh (cephalosporin). Trong những trường hợp này, hệ số thanh thải creatinin trong vòng 24 giờ có thể cần thiết để đánh giá chính xác chức năng thận.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện tính hệ số thanh thải creatinin?
Bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình.
Không cần kiêng cử đồ ăn hoặc thức uống khi trước khi thực hiện xét nghiệm.
Một số bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải kiêng thịt nấu chín, trà, cà phê, hoặc uống thuốc vào ngày xét nghiệm.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn ngưng tạm thời những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm. Hãy nói với bác sĩ về những loại thuốc bạn đang sử dụng.
Quy trình thực hiện tính hệ số thanh thải creatinin như thế nào?
Bắt đầu lấy mẫu nước tiểu 24 giờ. Bỏ nước tiểu đầu và tiến hành lấy mẫu trong vòng 24 giờ kế tiếp.
Bác sĩ sẽ thu lại các mẫu nước tiểu bạn lấy trong 24 giờ sau.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách bảo quản các mẫu nước tiểu: giữ lạnh bằng đá trong vòng 24 giờ, ghi rõ thời gian bắt đầu lấy mẫu đầu tiên lên bình chứa.
Bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn lấy mẫu trước khi đại tiện để nước tiểu không bị phân lây nhiễm.
Không bỏ giấy vệ sinh vào bình chứa mẫu xét nghiệm.
Khuyến khích bệnh nhân uống nước trong vòng 24 giờ trừ khi việc này là chống chỉ định do yêu cầu về y tế.
Không nên tập thể dục quá sức trong vòng 24 giờ này, vì có thể làm tăng độ thanh thải creatinin.
Bác sĩ chỉ định bạn lấy mẫu lần cuối khi sắp hết 24 giờ.
Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch vào ống có đầu đỏ trong vòng 24 giờ lấy mẫu nước tiểu.
Bác sĩ sẽ ghi rõ tuổi, cân nặng, chiều cao của bạn trong phiếu xét nghiệm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện tính hệ số thanh thải creatinin?
Bạn nên gửi các mẫu nước tiểu đến phòng xét nghiệm ngay lập tức.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả bình thường:
Người lớn (dưới 40 tuổi):
Nam: 107-139 ml/phút hoặc 1.78-2.32 ml/s (đơn vị SI)
Nữ: 87-107 ml/phút hoặc 1,45-1,78 ml/s (đơn vị SI)
Trẻ sơ sinh: 40-65 ml/phút
Chỉ số giảm 6.5 ml/phút/mỗi 10 năm tuổi do giảm GFR.
Độ lọc cầu thận dự đoán (eGFR): >60 ml/phút/1.73 m2.
Kết quả bất thường:
Tăng nồng độ: tập thể dục, mang thai, hội chứng cung lượng tim cao.
Giảm nồng độ: suy giảm chức năng thận (xơ vữa động mạch thận, viêm cầu thận, hoại tử ống thận cấp tính), các tình trạng gây giảm độ lọc cầu thận (suy tim sung huyết, xơ gan cổ trướng, sốc, mất nước).
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Tính hệ số thanh thải creatinin, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Addison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo đường tuýp 1 - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xốp thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường
- doc Cơn đau quặn thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường aldosterone - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ít nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Alport - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Bartter - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thận hư - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Cushing - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Fanconi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Galloway-Mowat - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng gan thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận mủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận lupus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đạm niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo nhạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mô kẽ thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm kháng thể 21-hydroxylase - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u Wilms - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghệm kích thích hormone vỏ thượng thận với cosyntropin - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kháng thể tự miễn ở bệnh tiểu đường - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm kích thích hormone vỏ thượng thận với Metyrapone - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm cầu thận mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vô niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ glucose niệu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm đài bể thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang đơn thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang thận mắc phải - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tìm kháng thể kháng màng đáy cầu thận
- doc Bệnh tiểu ra máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không kiểm soát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu khó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu cơ vân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu buốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ cortisol - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh u tủy thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận ứ nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi ống mật chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết với hội chứng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận cấp tính (suy thận cấp) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận mạn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thượng thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu dưới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng aldosteron nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Trẻ bị tiểu đường – Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ