Bệnh tiểu đường tuýp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tiểu đường tuýp 2 là một trong hai dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các bộ phận cơ thể khác. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.
2. Triệu chứng thường gặp
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
Nhìn mờ Mệt mỏi Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm Vết thương lâu lành Đau và tê ở chân hoặc tay Sụt cân không rõ nguyên nhân
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Đái tháo đường tuýp 2 gây ra do mỡ, gan và tế bào ở các cơ không không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.
Theo Healthline, những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm:
Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin đúng cách Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1), tiền sử gia đình và gene cũng đóng vai trò gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
Cân nặng: Cơ thể bạn càng có nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin Lười vận động: Bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn, sử dụng glucose như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2 Chủng tộc: Mặc dù vẫn không rõ ràng lý do tại sao, nhưng một số dân tộc – trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á – có nguy cơ mắc bệnh cao hơn Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi Tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi bạn có thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhanh và béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Cholesterol và triglyceride bất thường: Nếu bạn có ít lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL) hoặc cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Triglyceride là một loại chất béo có trong máu. Người có nhiều triglyceride có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu của bạn là bao nhiêu.
5. Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thông qua các xét nghiệm máu sau:
Đo đường huyết lúc đói Xét nghiệm dung nạp glucose Xét nghiệm hemoglobin A1C Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói).
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ 3 tháng một lần, để bác sĩ có thể:
Kiểm tra huyết áp của bạn Kiểm tra da và xương ở chân của bạn Kiểm tra xem chân bạn có trở nên tê liệt không Kiểm tra phần sau của mắt bằng một công cụ dùng ánh sáng đặt biệt Xét nghiệm hemoglobin A1C (6 tháng 1 lần nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 của bạn đã được kiểm soát tốt).
Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm:
Xét nghiệm nồng độ cholesterol và triglyceride hằng năm Đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để đề phòng biến chứng răng miệng Thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo rằng thận của bạn vẫn đang hoạt động tốt (như xét nghiệm microalbumin niệu và tỷ số creatinin).
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?
Nhiều bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Song nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo, điều này rất quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức thấp và cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.
Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn uống và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:
Alpha-glucosidase inhibitors Biguanides DPP IV inhibitors Injectable medicines (GLP-1 analogs) Meglitinides SGL T2 inhibitors Sulfonylureas Thiazolidinediones.
Nếu các loại thuốc kể trên không hiệu quả, người bệnh cần phải được tiêm insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Insuline không thể uống qua đường miệng vì axit trong bao tử sẽ phá hủy nó, do đó phải tiêm dưới da.
Lượng đường huyết cần phải được kiểm tra thường xuyên (thường là ít nhất một lần mỗi ngày). Ngoài sự chăm sóc của bác sĩ chính phụ trách bạn, còn có các chuyên gia (chuyên gia nội tiết, chuyên gia điều trị bàn chân và bác sĩ nhãn khoa) giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
Giữ mức đường huyết ở mức gần mức bình thường Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ Giữ cân nặng ở mức bình thường Ăn đủ bữa Ăn uống lành mạnh: các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng Hạn chế tối thiểu việc sử dụng đồ uống có cồn Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng Bỏ thuốc lá Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng Đến bệnh viện ngay nếu bạn sốt hoặc nôn mửa và không thể ăn uống Đến bệnh viện ngay nếu bạn có lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường Không hút thuốc Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Addison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo đường tuýp 1 - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xốp thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường
- doc Cơn đau quặn thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường aldosterone - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ít nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Alport - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Bartter - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thận hư - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Cushing - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Fanconi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Galloway-Mowat - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng gan thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận mủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận lupus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đạm niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo nhạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mô kẽ thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm kháng thể 21-hydroxylase - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u Wilms - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghệm kích thích hormone vỏ thượng thận với cosyntropin - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kháng thể tự miễn ở bệnh tiểu đường - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm kích thích hormone vỏ thượng thận với Metyrapone - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm cầu thận mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vô niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ glucose niệu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm đài bể thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang đơn thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang thận mắc phải - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tính hệ số thanh thải creatinin - Quy trình thực hiện và một số lưu ý cần biết
- doc Tìm kháng thể kháng màng đáy cầu thận
- doc Bệnh tiểu ra máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không kiểm soát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu khó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu cơ vân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu buốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ cortisol - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh u tủy thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận ứ nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi ống mật chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết với hội chứng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận cấp tính (suy thận cấp) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận mạn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thượng thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu dưới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng aldosteron nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Trẻ bị tiểu đường – Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ