Luận án TS: Hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa
Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng mô hình phân tích tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cùng hệ thống giả thuyết nghiên cứu từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển du lịch góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư và xã hội. Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành du lịch nhằm phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn dù du lịch Việt Nam chỉ mới bắt đầu sau thời mở cửa từ năm 1991. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Việt Nam thiếu sự bền vững và còn nhiều yếu kém ngay cả so với các nước trong khu vực. Du lịch vẫn là một ngành non trẻ, môi trường kinh doanh thường xuyên biến động đặc biệt dưới tác động của yếu tố toàn cầu hóa, do đó, môi trường kinh doanh ngành du lịch vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả kinh doanh ngành du lịch. Bên cạnh đó, Vũ Khắc Chương (2015) nhấn mạnh: “… quốc gia nào gia nhập quá trình này thì sẽ trở nên thịnh vượng và văn minh, quốc gia nào quay lưng lại với nó thì nghèo đói và lạc hậu”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tìm hiểu thực trạng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam;
- Kiểm định tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch của Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch của Việt Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trong tiến trình toàn cầu hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản, cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp logic biện chứng, phương pháp thống kê…; đặc biệt, luận án có sử dụng mô hình kinh tế lượng.
1.5 Đóng góp của luận án
- Xây dựng mô hình nghiên cứu mới cùng hệ thống giả thuyết nhằm giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường kinh doanh với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch.
- Xây dựng hệ thống bảng hỏi có cơ sở khoa học và độ tin cậy nhằm thu thập các số liệu sơ cấp phục vụ cho việc kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường kinh doanh với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch.
- Khẳng định các yếu tố của môi trường kinh doanh là môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, môi trường công nghệ, và môi trường quốc tế có tác động dương (tương quan dương) tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiêp ngành du lịch. Chưa đủ cơ sở để khẳng định có mối quan hệ giữa môi trường pháp lý và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành du lịch.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu
Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu
2.2 Cơ sở lý luận chung về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
Kinh nghiệm về hoàn thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch ở các nước trong khu vực
Toàn cầu hóa
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
2.4 Thực trạng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay
Tổng quan về môi trường du lịch Việt Nam
Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam
Những vấn đề còn tồn tại
Khảo sát môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp du lich Việt Nam
2.5 Giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam
Đánh giá chung về quan điểm và mục tiêu phát triển ngành du lịch của Việt Nam
Giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa
3. Kết luận
Luận án trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng mô hình đánh giá tác động của các thành phần của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch, phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam, từ đó đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam thời gian tới.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Hoàng Tuấn Anh, Bài phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch, do Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn (Saigonact) đã phối hợp với Trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 (Pháp) tổ chức, TP. Hồ Chí Minh, 3/2015.
A.I. Ác-Nôn-Đốp (chủ biên), Cơ sở lý luận văn hóa Mác – Lênin, Hà Nội: NXB Văn hóa, 1981.
Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch, 2001.
Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bản tin cập nhật thị trường lao động số 5, quý I/2015.
Bộ Tài chính, Thông tư số 47/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
4.2 Tiếng Anh
Aaker, D. A., Kumar, V., Marketing Research, John Wiley and Sons, Inc, 2012.
Aborade R., A Practical Approach to Advanced Financial Accounting, 2 nd edition, Master Stroke Consulting, 2005.
Adebayo, I.O, Ogunyomi, P.O & Ojodu, H.O, Introduction to Business Management, Oshodi – Lagos, Abilejo Printing Press, 2005.
Adeoye A.O., Impact of External Business Environment on Organizational Performance on Food and Beverage Industry in Nigeria. British Journal of Arts and Social Sciences, Vol. 6 No. 2, pp 56-65, 2012.
Adler, N.J. & Gundersen, A., International dimensions of organizational behavior;5. Mason: Thomson Higher Education, 2008.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Th.D: Market orientation, corporate social responsibility, and firm performance: The moderation role of relationship marketing orientation
- pdf Luận án TS: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chất lượng mối quan hệ thương hiệu – khách hàng và ý định chuyển đổi thương hiệu trong thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam
- pdf Luận án TS: Nghiên cứu hoạt động mua lại cổ phiếu tại các công ty trong ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- pdf Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
- pdf Luận án TS: Mạng lưới quan hệ, đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
- pdf Luận án TS: Ảnh hưởng trách nhiệm xã hội và sự gắn bó nhân viên đến kết quả hoạt động doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp phía Nam
- pdf Th.D: The organizational diagnosis model - The case of local government organizations in Ho Chi Minh city, Vietnam