Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10
Phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quan trọng góp phần tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản văn học. Ngày hôm nay eLib sẽ giới thiệu đến các em bài học Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Lý thuyết
1.1. Phép điệp
- Là biệp pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng như trên.
- Phân loại: điệp nối tiếp, điệp cách quãng, điệp vòng tròn (điệp ngữ chuyển tiếp).
- Ví dụ bài văn có phép điệp
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
1.2. Phép đối
Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu,...để tạo ra những câu có sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa.
- Đặc điểm
+ Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
+ Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
+ Về từ loại: Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ).
+ Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
- Tác dụng:
+ Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
+ Tạo ra sự hài hoà về thanh.
+ Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
2. Luyện tập
Câu 1. Phân tích tác dụng của phép điệp trong các câu sau :
a)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
(Chinh phụ ngâm)
b) Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
(Hồ Chí Minh)
Gợi ý làm bài:
a) Ta thấy trong đoạn thơ có sử dụng phép điệp: cùng, thấy, ngàn dâu... đặc biệt là phép điệp liên hoàn, phép điệp với tác dụng diễn tả sự cách xa đôi ngả, không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi và người trở về.
b) Trong ngữ liệu trên ta thấy tác giả có sử dụng cả phép điệp từ ngữ (với, nào, cũng,...), cả phép điệp kết cấu ngữ pháp giữa các vế câu. Tác dụng : nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn vào khả năng bách chiến bách thắng của quân đội.
Câu 2. Sưu tầm một vài câu đối ngày Tết và phân tích phép đối trong đó.
Gợi ý làm bài:
Trí tuệ Việt Nam phát huy hết tầm sẽ mau phú quý
Nhân tài Âu Lạc khai thác cao độ ắt chóng hùng cường.
(Lam Điền)
Dẹp hết lũ gian tham, niềm tin củng cố
Xua tan phường ô lại, cuộc sống yên vui.
(Nguyễn Quang Phấn)
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Nhận diện, phân tích cấu tạo của phép điệp và phép đối.
- Cảm thụ, lĩnh hội và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai phép tu từ trên.
- Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết.
- Có ý thức nghiêm túc khi sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt. Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tham khảo thêm
- doc Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10
- doc Đại cáo Bình Ngô: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10
- doc Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Tựa: Trích diễm thi tập Ngữ văn 10
- doc Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10
- doc Khái quát lịch sử Tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
- doc Thái sư Trần Thủ Độ Ngữ văn 10
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn 10
- doc Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn 10
- doc Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (Tiếp theo) Trao duyên Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) Nỗi thương mình Ngữ văn 10
- doc Lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) Chí khí anh hùng Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) đọc thêm: Thề nguyền Ngữ văn 10
- doc Văn bản văn học Ngữ văn 10
- doc Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10
- doc Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Viết quảng cáo Ngữ văn 10
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 10