Truyện Kiều (tiếp theo) đọc thêm: Thề nguyền Ngữ văn 10

Nhằm giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền. eLib đã biên soạn bài này một cách đầy đủ và chi tiết nhất để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Truyện Kiều (tiếp theo) đọc thêm: Thề nguyền Ngữ văn 10

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

Nguyễn Du (1765- 1802), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Cha: Nguyễn Nghiễm (1708- 1775), tài hoa, từng giữ chức tể tướng.

- Mẹ: Trần Thị Tần (1740-1778), người con gái xứ Kinh Bắc.

- Dòng họ Nguyễn Tiên Điền có hai truyền thống:

+ Khoa bảng → danh vọng lớn.

+ Văn hóa, văn học.

- Quê cha: Hà Tĩnh- vùng đất thuộc khúc ruột miền trung khổ nghèo, nơi có sông Lam, núi Hồng, sơn thủy hữu tình.

- Quê mẹ: xứ Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ.

- Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.

→ Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của gia đình và của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là tiền đề cho sự phát triển tài năng nghệ thuật của ông sau này.

1.2. Tác phẩm

a. Vị trí đoạn trích: Từ câu 431- 452.

Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng tâm sự. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả gia đình sang chơi bên ngoại chưa về, Kiều liền quay trở lại gặp Kim Trọng.

b. Bố cục: 2 phần:

- 14 câu đầu: Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng.

- 8 câu cuối: Cuộc thề nguyền Kim - Kiều.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng

- Từ ngữ: Vội (tính từ), xăm xăm, băng (động từ).

→ Gợi sự khẩn trương, vội vã.

→ Hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính Thúy Kiều.

→ Thời gian nghệ thuật: gấp, vội, khẩn trương.

- Nguyên nhân:

+ Sợ cha mẹ về sẽ trách mắng hành động táo bạo của nàng → phải vội vã tranh đua với thời gian.

+ Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc.

+ Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc nên đã chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, ko vững chắc khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại.

+ Mình: “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

2.2. Cuộc thề nguyền Kim - Kiều

- Cuộc thề nguyền với một Không gian thơ mộng

+ Cảnh Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hưu hắt.

+ Tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ lại ngần của Thúy Kiều.

+ Những hình ảnh ước lệ hoa mỹ, sang trọng: giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân…

- Tâm trạng con người:

+ Kim Trọng: bâng khuâng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực.

+ Thúy Kiều: ngỡ ngàng…

→ Tính chất thơ mộng, huyền ảo, thần tiên.

→ Không gian thiêng liêng: Các hình thức lễ nghi trang trọng:

+ Đài sen nối sáp- thắp thêm nến.

+ Lò đào thêm hương- đốt thêm trầm hương.

+ Viết lời nguyện ước.

+ Trao kỉ vật.

+ Hai người cùng đọc lời thề son sắt trước “vầng trăng vằng vặc giữa trời”.

3. Tổng kết

- Miêu tả một tình yêu cao đẹp và thiêng liêng.

- Thể hiện quan niệm về tình yêu mới mẻ của Nguyễn Du.

- Vận dụng từ ngữ, cách nói quen thuộc của người bình dân một cách nghệ thuật.

- Sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển tích, điển cố.

4. Luyện tập

Câu 1. Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả qua cái nhìn của ai?

Gợi ý làm bài:

Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả qua cái nhìn của Tác giả – Thúy Kiều – Kim Trọng

Câu 2. Em hãy cho biết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong Thề nguyền của Nguyễn Du.

Gợi ý làm bài:

- Nội dung:

Qua đoạn trích “Thề nguyền”, Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh.Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố

+ Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: giấc hoè, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần, đỉnh Giáp non thần,...; Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa, Tóc tơ, chữ đồng,...

+ Sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình, biểu cảm.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình. Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.

- Trân trọng Nguyễn Du và giá trị văn chương cổ. Hướng tới xây dựng tình yêu tự do, trong sáng, tiến bộ trong tương lai.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Ngày:27/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM