Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn 10
eLib xin giới thiệu đến các em bài học Hồi trống Cổ Thành trong chương trình Ngữ văn 10. Nhằm giúp các em nắm đuợc tính cách hai nhân vật Trương Phi và Quan Công. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- La Quán Trung ( 1330 – 1400): tên là La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân. Sống vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh
- Quê: Thái Nguyên- Sơn Tây (Trung Quốc).
- Con người: Tính cách cô đơn, lẻ loi, thích ngao du.
- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.
- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.
1.2. Tác phẩm
a. Thể loại tiểu thuyết Minh – Thanh
- Tên gọi: Cổ điển, Minh – Thanh, chương hồi
- Đặc điểm:
+ Được chia làm nhiều hồi kể
+ Đầu mỗi hồi có “hồi mục”, là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi
+ Mỗi hồi kể một hoặc vài sự việc.
+ Kết thúc hồi thường ở cao trào và có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. “ muốn biết thế nào hồi sau sẽ rõ”
+ Tính cách nhân vật : Được hình thành thông qua hành động và đối thoại
+ Ra đời và phát triển trong 2 triều đại (Minh – Thanh 1368- 1911) vào thế kỉ XIV- XX
b. Tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”
- Kết cấu gồm 120 hồi.
- Tóm tắt chuyện đất nước Trung Quốc (Tk II- III) kể về những sự kiện có trước đó nhiều năm,
- La Quán Trung đã căn cứ vào lịch sử, các chuyện kể dân gian, kịch dân gian để kể lại
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Nhân vật Trương Phi
- Khi nghe tin Quan Công đến.
+ Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.
→ Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt
Khi giáp mặt Quan Công.
+ Hành động: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.
→ Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.
- Nguyên Nhân được lập luận:
+ Mày bỏ anh → bất nghĩa.
+ Hàng Tào Tháo → bất trung.
+ Được phong hầu tứ tước.
+ Lại đến lừa em → bất nhân.
- Trương Phi kết luận về Quan Công: Thằng phụ nghĩa
→ Trương Phi dù có nóng giận nhưng ngay thẳng, là người biết giữ chữ tín và lòng trung
Khi hai chị và Tôn Càn khuyên.
- Không tin mà khẳng định Quan Công là thằng phụ nghĩa.
→ Khẳng định hai chị dâu bị Quan Công lừa.
- Khi Tôn Càn nói: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó”.
→ Là người cẩn trọng, không dễ tin lời người khác, nóng nảy và có phần thô tục
- Khi Sái Dương xuất hiện:
+ Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công
+ Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện
+ Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm
+ Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động.
- Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.
- Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô →vẫn chưa tỏ rõ thái độ.
- Nghe lời kể của chị dâu → khóc, thụp lạy Vân Trường.
→ Biết nhận sai và sửa lỗi
2.2. Nhân vật Quan Công
Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:
- Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
→ Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
- Khi gặp Trương Phi : Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”
- Khi bị Trương Phi hiểu lầm:
+ Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm
-
Gọi Trương Phi là “ hiền đệ”, “ em”.
-
Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”
-
Nhờ hai chị dâu giải thích hộ
- Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để:
→ chứng tỏ lòng trung.
- Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.
→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, Ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa.
2.3. Ý nghĩa “ Hồi trống Cổ Thành”
-Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm xúc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”
- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể
- “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa:
+ Hồi trống thách thức
+ Hồi trống giải oan
+ Hồi trống đoàn tụ
+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, long trung nghĩa của Quan Công.
+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
→ Nếu bỏ qua chi tiết nhỏ này sẽ mất đi tất cả ý vị của tam quốc, tiểu thuyết sử thi anh hùng thời trung đại.
3. Tổng kết
a. Nội dung
- Xây dựng hình tượng các anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Đặc biệt là nhân vật TP.
- Hồi trống chứa đựng linh hồn đoạn trích, đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.
b. Nghệ thuật
- Sử dụng nhiều từ cổ: quân kị, ấn thụ, phu nhân, xà mâu, long đao.
- Nghệ thuật kể chuyện: Sinh động, hấp dẫn, chọn lọc được những chi tiết li kì, hấp dẫn, nhiều chỗ mang đầy kịch tính.
- Khắc họa nhân vật: Nhân vật có cá tính sắc nét, tính chất nhân vật được thể hiện chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ.
4. Luyện tập
Câu 1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Tam quốc diễn nghĩa.
Gợi ý làm bài:
- Nội dung:
+ Thể hiện khát vọng của người dân mong muốn một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và có vua hiền tướng giỏi.
+ Phản ánh hiện thực của xã hội Trung Quốc.
- Nghệ thuật: Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả trận đấu.
Câu 2. Em hãy nêu những nét khái quát về nhân vật Trương Phi.
Gợi ý làm bài:
- Khi nghe tin Quan Công đến: Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.
- Khi giáp mặt Quan Công: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.
- Nguyên Nhân được lập luận:
- Khi Sái Dương xuất hiện:
+ Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công
+ Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện
+ Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm
+ Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động.
- Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.
- Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô →vẫn chưa tỏ rõ thái độ.
5. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa vườn đào cao đẹp, keo sơn gắn bó của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.
- Hồi trống Cổ Thành - hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ.
- Tính chất kể chuyện (viết để kể) biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao.
Tham khảo thêm
- doc Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10
- doc Đại cáo Bình Ngô: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10
- doc Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Tựa: Trích diễm thi tập Ngữ văn 10
- doc Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10
- doc Khái quát lịch sử Tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
- doc Thái sư Trần Thủ Độ Ngữ văn 10
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn 10
- doc Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (Tiếp theo) Trao duyên Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) Nỗi thương mình Ngữ văn 10
- doc Lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) Chí khí anh hùng Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) đọc thêm: Thề nguyền Ngữ văn 10
- doc Văn bản văn học Ngữ văn 10
- doc Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10
- doc Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10
- doc Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Viết quảng cáo Ngữ văn 10
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 10