Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Bài học Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn dưới đây nhằm giúp các em nắm được công lao đức độ của Trần Quốc Tuấn. eLib đã biên soạn bài học này một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Ngô Sĩ Liên (?-?)

- Là nhà sử học nổi tiếng thời Lê (Thế kỉ XV).

- Đỗ tiến sĩ năm 1442.

- Làm quan từ thời vua Lê Thái Tông đến thời Lê Thánh Tông.

- Nhân vật lịch sử tài năng có cống hiến cho lịch sử

1.2. Tác phẩm

- Bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời Trung đại

- Cuốn sử biên niên ghi chép ls từ thời Hồng Bàng đến 1428 khi Lê Lợi lên ngôi vua

→ Có giá trị sử học và văn học, thể hiện tinh thần dân tộc

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Phần 1: Chuyện về kế sách giữ nước

- Nêu ra bài học giữ nước từ các triều đại:

+ Thời Triệu, Đinh, Lê, Lý

+ Thời Trần: Ba lần đánh bại giặc Nguyên - Mông, đế quốc hùng mạnh nhất thời Trung đại.

=>Từ bài học quá khứ, hiện tại, kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời cầm quân.

=> Rút ra kế sách: Tuỳ thời tạo thế, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.

=> Vị tướng tài năng, mưu lược, nhìn xa trông rộng, tư tưởng tiến bộ, trí tuệ uyên bác yêu nước, thương dân.

2.2. Phần 2: Chuyện về lòng trung nghĩa

- Thái độ và việc làm trước lời di huấn của cha

+ Trần Liễu trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ!

+ Thái độ : Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

      Hiếu >< Trung

=> Chọn chữ Trung, đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.

- Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng

+ Đem lời cha dặn nói với hai gia nô. Mục đích: thử thách thái độ, cách ứng xử của họ.

+ Cảm phục, khen ngợi sự thẳng thắn, trung thực, trung nghĩa của họ.

- Chuyện với hai người con trai:

+ Với Quốc Hiến : ngầm cho là phải.

+ Với Quốc Tảng : kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.

=> Trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc.

2.3. Phần 3: Công lao và đức độ

- Công lao giữ nước, xây dựng đất nước.

- Đức độ lớn lao.

- Thiên tài quân sự lỗi lạc.

- Uy lực của Trần Quốc Tuấn sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh.:

⇒ Trần Quốc Tuấn là con người trung quân ái quốc, tài năng đức độ. Ông đã để lại tấm gương sáng về đạo lí làm người.

3. Tổng kết

- Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với những chi tiết chọn lọc và xúc động, đoạn trích khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.

- Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

- Đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách, tình huống mâu thuẫn giữa hiếu và trung làm nổi bật tính cách, phẩm chất, dũng khí của nhân vật.

- Đặt nhân vật trong mối quan hệ nhiều chiều, với nước, với vua, với dân, với tướng sĩ, với con cái, với bản thân làm nổi bật phẩm chất nhất quán, tận tụy, hết lòng với dân, với nước, nghiêm khắc với con cái.  

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Gợi ý làm bài

- Khắc hoạ hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một vị tướng đủ đức, nhân, trí, dũng, được nhân dân phong thánh, thờ phụng ở các đền trong nước.

- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.

- Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

- Đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách, tình huống mâu thuẫn giữa hiếu và trung làm nổi bật tính cách, phẩm chất, dũng khí của nhân vật.

- Đặt nhân vật trong mối quan hệ nhiều chiều, với nước, với vua, với dân, với tướng sĩ, với con cái, với bản thân làm nổi bật phẩm chất nhất quán, tận tụy, hết lòng với dân, với nước, nghiêm khắc với con cái.  

Câu 2. Dàn ý phân tích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên

Gợi ý làm bài

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Ngô Sĩ Liên? “Đại Việt sử kí toàn thư” có đặc điểm gì?

- Tác giả viết dựa trên cơ sở nào?

- Tác phẩm có giá trị như thế nào?

- Cho biết vị trí đoạn trích, bản kỉ, biên niên?

b. Thân bài: Phân tích tác phẩm

- Đoạn 1:

+ Mở dầu đoạn trích tác giả nêu sự kiện gì?

+ Tại sao tác giả lại nêu sự kiện đó?

+ Sắp qua đời Hưng Đạo Vương căn dặn vua Trần điều gì?

+ Kế sách giữ nước thông thường như thế nào?

+ Tư tưởng “lấy dân làm gốc” có được lưu truyền đến đời sau không?

+ Qua kế sách giữ nước em có nhận xét gì về phẩm chất của Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn?

- Đoạn 2:

+ Thái độ và hành động của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha?

+ Nỗi niềm này Trần Quốc Tuấn đã chia sẻ với những ai?

+ Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào trước câu trả lời của hai gia nô? Em cho biết phẩm chất của Yết Kiêu và Dã Tượng?

+ Sau khi hỏi gia nô ông còn đem suy nghĩ của mình hỏi ai? Thu được kết quả gì?

+ Phương pháp giáo dục con của Quốc Tuấn?

+ Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ như thế nào?

- Đoạn 3:

+ Sự kiện mở đầu đoạn văn là gì?

+ Cho biết những công lao, thành tích mà Trần Quốc Tuấn đã cống hiến cho đất nước.

c. Kết bài:

Khẳng định giá trị của tác phẩm và vai trò của Trần Quốc Tuấn.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Cảm nhận được nhân cách cao đẹp và đóng góp to lớn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

- Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

Ngày:15/12/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM