Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn 10

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được đặc điểm nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị trong văn bản Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. eLib đã biên soạn bài học này một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn 10

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- La Quán Trung (khoảng 1330-1400-cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh)

- La Quán Trung có biệt hiệu là "Hồ Hải tản nhân" có thể là người Thái Nguyên (còn có thuyết cho rằng ông là người Lư Lăng, Tiền Đường, Đông Nguyên. v. v ...).

- Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1300 đến năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế (Thỏa Hoàn Thiếp Mộc Nhĩ) và Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương).

- Có thuyết còn nói rõ rằng ông sinh năm 1328 và mất năm 1398.

- Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết.

- La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc.

- Tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.

1.2. Tác phẩm

- Vị trí:

+ Hồi 21 (Tào Tháo uống rượu luận anh hùng- Quan Công lừa mưu giết Xa Trụ).

- Bố cục

+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị.

+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.

+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ.

+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.

+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi nương nhờ Tào Tháo

- Sợ Tào Tháo nghi ngờ, sẽ tìm cách hãm hại, Lưu Bị vbày kế che mắt -> Làm vườn.

- Giấu cả hai em

- Tào Tháo chỉ vào Lưu Bị và nói: Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo này thôi! -> Huyền Đức sợ đến mức rụng rời chân tay luống cuống đánh rơi cả chiếc thìa đang cầm trên tay.

- Quan niệm về người anh hùng:

+ Báo đền nợ nước, yên định lê dân.

+ Cứu khốn phò nguy.

2.2. Tính cách của Tào Tháo

- Một gian hùng (vừa hùng vừa gian).

- Một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn đời, nhà thơ, nhà văn hóa xuất sắc.

- Tào Tháo cho anh em Lưu Bị ở nhờ, đỗi đãi như khách để tìm cách dò xét, dụ hàng, thu phục về dưới trướng của mình.

- Qua câu chuyện luận anh hùng thiên hạ, thấy Tào Tháo quả là người có cái nhìn sắc sảo, thông minh về thời thế và con người, rất tự tin ở tài trí của mình.

- Tào Tháo chơi ngửa bài với Lưu Bị có hai dụng ý:

+ Thể hiện bản lĩnh và sự đại lượng, bao dung biết người hiền của mình.

+ Thử nắn gân, dò xét tâm trạng thật của Lưu Bị để liệu cách cư xử.

2.3. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn

- Như một trò chơi trí tuệ mà ẩn chứa đầy hiểm nguy không lường hết được. Một kẻ cố tìm, quyết tìm và không tìm được; một người cố trốn và trốn thoát.

- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng thiên hạ.

- Một người hỏi, một người cứ trả lời....

- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.  

3. Tổng kết

- Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.

- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.  

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy so sánh hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị.

Gợi ý làm bài:

a. Nhân vật Tào Tháo (gian hùng)

- Hoàn cảnh: Đang có quyền thế, có đất, có quân, ở thế thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.

- Thái độ: Tự tin, chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.

- Tính cách: Bản lĩnh, sắc sảo, đa nghi.

- Bị Lưu Bị qua mặt

b. Nhân vật Lưu Bị (anh hùng)

- Hoàn cảnh: Đang ở thế thua, mất đất, mất quân, phải nương nhờ nơi ở của kẻ thù.

- Thái độ: Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm, chí hướng thực của mình, thận trọng, nhún nhường.

- Tính cách: Bản lĩnh, khôn ngoan.

- Linh hoạt che giấu hành động sơ suất của mình.

Câu 2. Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật trong văn bản "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng"

Gợi ý làm bài:

- Như một trò chơi trí tuệ mà ẩn chứa đầy hiểm nguy không lường hết được. Một kẻ cố tìm, quyết tìm và không tìm được; một người cố trốn và trốn thoát.

- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng thiên hạ.

- Một người hỏi, một người cứ trả lời....

- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.  

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.

- Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.

- Tìm hiểu văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi.

- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.

Ngày:15/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM