Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10
eLib xin giới thiệu đến các em bài học Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Nội dung bài học này nhằm giúp các em nắm được tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phải chờ đợi trông mong người chinh phu ở biên ải xa xôi. Để hiểu rõ hơn về bài học này, mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
a. Đặng Trần Côn
- Đặng Trần Côn (?-?), sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục huyện Thanh Trì, Hà Nội (nay là quận Thanh Xuân - Hà Nội);
- Là người thông minh, học giỏi;
- Tác phẩm: Chinh phụ ngâm và các bài thơ, phú chữ Hán,…
b. Đoàn Thị Điểm
- Đoàn Thị Điểm (1705-1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay là Hưng Yên).
- Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lấy chồng muộn (37 tuổi), vừa lấy chồng xong chồng đã đi sứ sang Trung Quốc nên có thể bà đã dịch “Chinh phụ ngâm” trong thời gian này;
- Bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hàn Truyền kì tân phả.
1.2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đánh giặc. Trai tráng phải đi ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là với người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”.
b. Thể loại
- Nguyên tác chữ Hán, là thể ngâm khúc; thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau), gồm 467 câu thơ;
- Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc; thể thơ song thất lục bát.
c. Vị trí: Từ câu 192 đến câu 216.
d. Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: 8 câu đầu
- Phần 2: 8 câu tiếp theo
- Phần 3: 8 câu cuối
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Nỗi cô dơn, lẻ bóng của người chinh phụ (8 câu đầu):
a. Hành động, cử chỉ:
- Dạo: thầm gieo (Bước nặng nề, mệt mỏi)
- Ngồi, buông, cuốn rèm (Hành động lặp đi lặp lại), động tác thẫn thờ
→ Tâm trạng: Buồn rầu, bồn chồn, lo lắng không yên
- Ngoại cảnh: tả cảnh ngụ tình
+ Hiên vắng, rèm thưa: Cảnh vắng vẻ, hiu hắt
→ Tâm trạng trống trải, lẻ loi
+ Thước chẳng mách tin: Chờ mong vô vọng
+ Hình ảnh ngọn đèn: Điệp lại 3 lần, điệp bắc cầu.
+ Hình ảnh quen thuộc→ Sự nhỏ bé; sự thao thức, khắc khoải, chờ đợi và hy vọng.
+ Khát khao sự đồng cảm, chia sẽ.
+ Tự hỏi và trả lời: (đèn biết chăng?) (đèn chẳng biết).
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
→ Người chinh phụ tự ý thức được cảnh ngộ cô đơn của mình
+ Tô đậm nỗi cô đơn, sầu tủi.
+ Nỗi buồn triền miên không dứt.
→ Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
→ Tả cảnh ngụ tình.
- Nghệ thuật đối:
+ Dạo hiên vắng…>< Ngồi rèm thưa…
+ Ngoài rèm…>< Trong rèm…
→ Hiện lên cả không gian thời gian
→ Nổi buồn bao trùm cả không gian và thời gian.
→Tác giả như đi đến tận cùng của nỗi buồn trong lòng chinh phụ.
- Nhịp, vần, không gian, thời gian, giọng điệu: thống thiết, than vãn, oán trách.
→ Tình cảm của tác giả, dịch giả: Đồng cảm, sẽ chia; tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc.
- Đoạn trích đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ: Buồn, cô đơn, khát khao tình yêu, hạnh phúc.
- Đoạn trích thể hiện bút pháp tả tâm trạng đặc sắc (Tả qua hành động, cử chỉ; tả cảnh ngụ tình; giọng điệu tha thiết; điệp từ, điệp ngữ...).
- Thấy được tài năng và sự cảm thông vô bờ của tác giả và dịch giả.
2.2. Miêu tả tâm trạng của người chinh phụ (8 câu tiếp)
- Tiếng gà eo óc báo hiệu năm canh.
- Bóng cây hòe phất phơ.
- Gượng đốt hương → Tìm sự thanh thản nhưng tâm hồn lại thêm mê man.
- Gượng soi gương → nhưng nước mắt đầm đìa.
- Gượng gảy đàn → gợi đến hình ảnh lứa đôi, gợi điềm gở.
→ Những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, nỗi cô đơn, sầu nhớ thêm chồng chất.
→ Tâm trạng người chinh phụ ở 16 câu thơ đầu: cô đơn lẻ loi, rối bời nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu.
2.3. Nỗi nhớ chồng đi chinh chiến sa trường (8 câu cuối)
- Nỗi nhớ:
+ Gửi gió đông (gió xuân)
+ Gửi non Yên (núi Yên Nhiên) là nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi.
→ Hình ảnh mang tính ước lệ.
+ Sử dụng điệp từ: “nhớ”
+ Điệp ngữ: “thăm thẳm”
+ Từ láy “đằng đẵng, đau đáu, thiết tha”
→ Diễn tả sâu sắc nỗi nhớ của người chinh phụ ngóng trông chồng.
→ Khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, nỗi nhớ của người chinh phụ càng da diết, triền miên. Qua đó bày tỏ tấm lòng đồng cảm, chia sẻ của tác giả.
3. Tổng kết
- Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm.
- Đồng thời gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.
- Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc.
- Tiếng nói độc thoại hấp dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật, cử chỉ hành động, qua các điệp ngữ, điệp từ, ẩn dụ tượng trưng và câu hỏi tu từ…
4. Luyện tập
Câu 1. Em hãy khái quát lại những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Gợi ý làm bài:
- Cử chỉ hành động lặp lại, so sánh, câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ, ước lệ.
- Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc.
- Tiếng nói độc thoại hấp dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả.
Câu 2. Em hãy khát quát lại nội dung của đoạn trích?
Gợi ý làm bài:
- Tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.
- Gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của tác giả với khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
5. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi người chinh phu ra trận.
- Thấy được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Tham khảo thêm
- doc Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10
- doc Đại cáo Bình Ngô: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10
- doc Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Tựa: Trích diễm thi tập Ngữ văn 10
- doc Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10
- doc Khái quát lịch sử Tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
- doc Thái sư Trần Thủ Độ Ngữ văn 10
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn 10
- doc Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (Tiếp theo) Trao duyên Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) Nỗi thương mình Ngữ văn 10
- doc Lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) Chí khí anh hùng Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) đọc thêm: Thề nguyền Ngữ văn 10
- doc Văn bản văn học Ngữ văn 10
- doc Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10
- doc Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10
- doc Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Viết quảng cáo Ngữ văn 10
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 10