Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 10
Bài Ôn tập tiếng Việt cuối chương trình sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về các kiến thức tiếng Việt trong cả năm, đồng thời củng cố lại kiến thức một lần nữa. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Nhắc lại những kiến thức về hoạt động giao tiếp
a. Khái niệm: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ… để tổ chức xã hội hoạt động.
b. Hoạt động này bao gồm hai quá trình: Sản sinh văn bản và lĩnh hội văn bản. Sản sinh văn bản chính là hành vi nối hoặc viết để truyền đạt thông tin. Lĩnh hội văn bản chính là hành vi nghe hoặc đọc để tiếp nhận thông tin.
c. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Nhân vật giao tiếp, là những người tham gia giao tiếp: người phát (người nói / người viết) và người nhận (người nghe / người đọc).
- Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp, là ngôn ngữ được chọn dùng làm phương tiện chuyên chở thông tin và hình thức thực hiện giao tiếp.
- Nội dung giao tiếp, là phạm vi hiện thực bên ngoài ngôn ngữ gồm những sự vạt, sự việc nào đó trong đó sự vật thế nào, vì sao, ai làm, làm gì, với ai, ở đâu, khi nào, nhằm mục đích gì,… thường phải được xác định rõ; là bản thân ngôn ngữ, trong trường hợp này, ngôn ngữ được dùng để nói về chính ngôn ngữ.
- Hoàn cảnh giao tiếp, là những yếu tố thòi gian, khống gian, những hiểu biết của người tham gia giao tiếp, môi trường xã hội,… của một cuộc giao tiếp cụ thể.
2. Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
a. Ngôn ngữ nói
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng:
- Là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.
- Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh.
- Diễn ra tức thời, mau lẹ nên người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ; người nghe cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy nghĩ, phân tích.
- Các yếu tố phụ trợ:
+ Ngữ điệu: bộc lộ, bổ sung thông tin.
+ Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,...
- Đặc điểm chủ yếu về từ và câu:
+ Từ: các lớp từ được sử dụng đa dạng (từ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ xã hội, trợ từ, thán từ, từ đưa đẩy, chêm xen,...).
+ Câu: thường dùng câu tỉnh lược, có những câu rườm rà, nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp do tính chất tức thời hoặc do chủ ý của người nói.
b. Ngôn ngữ viết
- Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
- Muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản.
- Khi viết, người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa; khi đọc (do chữ viết được lưu giữ ổn định), người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo.
- Ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi ko gian rộng lớn và thời gian lâu dài.
- Hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, các hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ,...
- Từ: được lựa chọn chính xác, hợp với phong cách ngôn ngữ, tránh dùng các từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ xã hội,...
- Câu: thường dùng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.
3. Các đặc điểm của văn bản
- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết với nhau chặt chẽ bằng các liên từ và liên kết về mặt nội dung. Đồng thời, cả văn bản còn phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.
- Mỗi văn bản thường hướng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.
4. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Tính cụ thể.
- Tính cảm xúc.
- Tính cá thể.
b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Tính hình tượng.
- Tính truyền cảm.
- Tính cá thể hóa.
5. Luyện tập
Câu 1. Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở hai câu ca dao sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?
Gợi ý làm bài:
- Câu ca dao thể hiện cảm xúc và ý tưởng qua hình tượng nghệ thuật: cô gái tát nước bên đàng, đặc biệt là hình tượng tát nước mà như múc ánh trăng vàng. Người nghe (đọc) cũng say mê với hình ảnh đẹp, cảm mến cả con người và cảnh vật. Người nghe (đọc) như được chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp.
- Cái đẹp trong lao động và trong thiên nhiên đã được thể hiện qua một hình tượng độc đáo. Tác giả dân gian như nắm bắt được khoảnh khắc có một không hai trong thời gian, không gian. Không thể lẫn lộn với bất cứ một vẻ đẹp nào khác. Đó chính là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ở câu ca dao.
Câu 2. Tính hình tượng và tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau :
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
(Tản Đà, Thề non nước)
Gợi ý làm bài:
Trong đoạn thơ trê tính hình tượng thể hiện qua việc dùng thành ngữ sau:"những ngóng cùng trông", dùng ẩn dụ (tuyết sương); còn tính truyền cảm thì bộc lộ qua việc diễn tả tâm trạng chờ mong đến nỗi khóc khô cạn nước mắt, đến nỗi thân gầy mòn và tóc bạc như tuyết sương, dùng hình ảnh (suối khô dòng lệ), dùng dạng rút gọn của phép so sánh (xương mai, tóc mây)...
6. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức : so sánh, đối chiếu, khái quát hóa.
- Kĩ năng lập bảng tổng kết để hệ thống hóa kiến thức.
- Kĩ năng luyện tập thực hành để củng cố, nâng cao kiến thức.
- Nghiêm túc, chù động khi củng cố, ôn tập kiến thức phần tiếng Việt.
- Yêu quí, trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tham khảo thêm
- doc Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10
- doc Đại cáo Bình Ngô: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10
- doc Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Tựa: Trích diễm thi tập Ngữ văn 10
- doc Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngữ văn 10
- doc Khái quát lịch sử Tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
- doc Thái sư Trần Thủ Độ Ngữ văn 10
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn 10
- doc Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn 10
- doc Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (Tiếp theo) Trao duyên Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) Nỗi thương mình Ngữ văn 10
- doc Lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) Chí khí anh hùng Ngữ văn 10
- doc Truyện Kiều (tiếp theo) đọc thêm: Thề nguyền Ngữ văn 10
- doc Văn bản văn học Ngữ văn 10
- doc Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10
- doc Nội dung và hình thức của văn bản văn học Ngữ văn 10
- doc Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10
- doc Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Ngữ văn 10
- doc Viết quảng cáo Ngữ văn 10
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 10