Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em phân biệt được phép điệp và phép đối. Nội dung bài này đã được eLib biên soạn một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Luyện tập về phép điệp

1.1. Soạn câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. Lặp “nụ tầm xuân”:

  • Tạo liên tưởng đồng nhất với người con gái đẹp, chưa chồng.

  •  Nhấn mạnh nỗi niềm tiếc nuối, xót xa của chàng trai.

  • Hình ảnh hoa tầm xuân, hoa cây này không nhấn mạnh được sự niềm tiếc nuối của chàng trai cũng như vẻ đẹp “nở ra cánh biếc” khi lặp nụ tầm xuân.

     Lặp lại cụm từ chim vào lồng, cá mắc câu :

  • Gợi tình cảnh và nhấn mạnh sự mất tự do, bế tắc của cô gái khi đã có chồng.

  •  Nhấn mạnh nỗi niềm đau đớn, xót xa của người trong cuộc.

  • Cách lặp giống với nụ tầm xuân ở câu trên, cùng là lối điệp vòng tròn.

b. Các câu đó chỉ có hiện tượng lặp từ, không phải phép điệp. Nó tạo tính đối xứng và nhịp điệu cho câu văn.

c. Định nghĩa phép điệp:

  • Là biệp pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng như trên.
  • Phân loại: điệp nối tiếp, điệp cách quãng, điệp vòng tròn (điệp ngữ chuyển tiếp).

1.2. Soạn câu 2 trang 125 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

"Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người…"

                                                (Cây tre Việt Nam - Thép Mới)

"Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm, 

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. 
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, 
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu. "

(Chinh phụ ngâm - Đặng trần Côn) 

2. Luyện tập về phép đối

2.1. Soạn câu 1 trang 125 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a.  Ở ngữ liệu (1) và (2) cách xếp từ ngữ ở thế cân xứng nhau. Sự phân chia thành hai vế cân dối được gắn kết lại nhờ phép đối. Vị trí của các danh từ, tính từ, động từ tạo thế cân đối hoàn chỉnh, nhịp nhàng.

 Trong ngữ liệu (3) cách đối là trong phạm vi một câu thơ (câu bát). Trong ngữ liệu (4) vế đối nằm ở hai câu liền kề nhau.

b. Ví dụ

- Phép đối trong Hịch tướng sĩ:

“Uốn lưỡi cú diều mà chửi mắng triều đình.”

“Đem thân dế chó mà bắt nạt tể phụ.”

- Một số câu đối: 

Giàu có thiếu gì tiền, đi một vài quan không phải lẽ;

Sang không thì ra bạc, gửi năm ba chữ gọi là tình.

c. Định nghĩa về phép đối:

 Phép đôi là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.

2.2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a.  Phép đối trong tục ngữ tạo sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng, dễ nhớ, dễ thuộc.

b. Không thể dễ dàng thay thế các từ vì các từ trong một câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó. VD: từ "bán" và từ "mua" nằm trong phép đối từ loại và đối ý.

c. Thông thường, phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ và câu đi kèm, đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và câu.

d. Tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không có ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền; điều đó có được là nhờ tục ngữ sử dụng từ ngữ hình ảnh có sức khái quát và giàu tính biểu tượng. Tục ngữ thường có vần, có nhịp, đặc biệt là sử dụng phép đối nên dễ đọc, dễ nhớ.

2.3. Soạn câu 3 trang 126 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

 Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ :

  •  Kiểu đối thanh (trắc đối bằng): Bà chúa đứt tay (bằng) bằng ăn mày sổ ruột (trắc)..

  • Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng.

  • Kiểu đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ): 

"Say rượu say thơ, say mà tỉnh,

Say tình say nghĩa, tỉnh mà say."

- Kiểu đối giữa các câu :

"  Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường."

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM