Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10 siêu ngắn

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Nội dung bài này đã được biên soạn một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 102 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình thường của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ và hoán dụ.

2. Soạn câu 2 trang 102 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Tính hình tượng vừa là mục đích, vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. Trong sáng tạo văn học, nhà văn dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng ⇒ Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật.

- Tính hình tượng bao quát hai đặc trưng còn lại: Hình tượng là phương tiện giúp nhà văn truyền tải tâm tư, tình cảm của mình đến với bạn đọc (tính truyền cảm). Trong quá trình sáng tạo hình tượng, nhà văn bộc lộ cá tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân của mình (tính cá thể).

3. Soạn câu 3 trang 102 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a) Điền từ “canh cánh” hoặc “thấm đượm”

b) điền các từ: vãi (dòng 3); triệt (dòng 4)

4. Soạn câu 4 trang 103 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Về từ ngữ: cách lựa chọn từ ngữ để tạo hình tượng mùa thu ở ba bài thơ của ba tác giả là khác nhau.

+ Nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng nên hình tượng mùa thu trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng…

+ Chất liệu ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô.

+ Chất liệu ngôn từ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc.

- Về nhịp điệu:

+ Nhịp thơ của bài Thu vịnh là nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3

+ Nhịp thơ của bài Tiếng thu: 3/2

+ Nhịp thơ của bài Đất nước: 3/2, 3/4, 2/2/2, 2/3, 2/2/2.

- Hình tượng mùa thu ở ba tác giả không cùng thời đại nên cũng có những điểm khác nhau.

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM