Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 siêu ngắn

eLib mời các em cùng tham khảo nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em thấy được những hậu quả của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến vợ xa chồng, cha mất con,... Từ đó, các em có thái độ lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Hiên vắng (không gian mênh mang, vắng lặng), ngọn đèn (thời gian đêm khuya).

- Ban đêm tiếng gà eo óc, ban ngày hòe phất phơ.

-> Tô đậm nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. Đó có lẽ là cảnh ngộ chung của biết bao thân phận tội nghiệp khác trong xã hội phong kiến, vì chiến tranh phi nghĩa.

2. Soạn câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

+ "dạo hiên vắng thầm gieo từng bước", "rèm thưa rủ thác đòi phen" là những hành động lặp đi lặp lại một cách vô thức.

+ "Hương gượng đốt", "gương gượng soi, "sắt cầm gượng gảy" là những hành động đầy miễn cưỡng.

+ "buồn rầu nói chẳng nên lời", "lệ lại châu chan" là những chi tiết miêu tả ngoại hình.

3. Soạn câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Người chinh phụ đau khổ, buồn rầu bởi nàng không rõ sống chết của chồng mình giờ ra sao, nàng chỉ biết trông ngóng trong vô vọng, mòn mỏi và nhớ nhung vô hạn. Tất cả những nỗi đau và bi kịch ấy đều là do chiến tranh phi nghĩa đã gây ra.

4. Soạn câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Người chinh phụ hầu như không nói, ngôn ngữ chủ yếu là độc thoại nội tâm hoặc nửa trực tiếp:

Đèn có biết … bi thiết mà thôi.

Lòng này gửi gió đông … đau đáu nào xong.

-> Giá trị biểu hiện : câu văn giàu sức gợi, lời ít mà gợi nhiều, cho thấy nỗi cô đơn và nhớ nhung vời vợi của người chinh phụ. Nỗi đau của tâm giới càng gây ám ảnh hơn trong lòng người đọc.

5. Soạn câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Thể thơ song thất lục bát giàu tính nhạc. Nhạc điệu của nó được tạo nên từ vần, nhịp, cách kết hợp luân chuyển cặp câu 7 chữ và cặp câu 6 – 8.

- Kết hợp hài hòa giữa thể thơ lục bát và thơ thất ngôn.

- Cấu trúc đặc biệt: đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và câu bát; có cả vần chân lẫn vần lưng.

Ngày:27/12/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM