Giải SBT Hóa 8
Lớp 8 là năm học đầu tiên các em học sinh được học môn Hóa học nên sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt môn Hóa học lớp 8, eLib đã tổng hợp các bài tập SBT Hóa học 8 bao gồm phương pháp giải và hướng dẫn giải cụ thể cho từng bài tập trong sách bài tập. Mời các em cùng tham khảo nhé!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu nội dung giải bài tập SBT Hóa học 8
Với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa và đạt kết quả thật cao trong các kì thi sắp tới, eLib xin giới thiệu đến các em nội dung giải bài tập chương trình SBT môn Hóa học 8 bao gồm 6 chương với 36 bài bên dưới đây. Nội dung giải bài tập SBT được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung chương trình Hóa 8, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng nội dung chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Bí quyết học giỏi môn Hóa học
Với các công thức cấu tạo dài cùng nhiều dạng bài tập khác nhau, để chinh phục kiến thức Hóa học 8 là một thử thách không hề nhỏ. Vì vậy, eLib sẽ chỉ ra các mẹo hữu ích giúp các em tiếp thu môn Hóa lớp 8 hiệu quả.
Với những phương pháp này các em sẽ phân biệt được các chất, hiểu sâu về cấu tạo nguyên tử, biết ứng dụng của các phản ứng hóa học; ghi nhớ các công thức, phương trình hóa học và dung dịch, tính toán thành thạo các “ẩn số” theo mol… xây dựng vững chắc nền móng để tự tin chinh phục kiến thức Hóa học các lớp trên.
2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống và ghi nhớ các kiến thức
Sơ đồ tư duy giúp nâng cao kết quả học tập. Cụ thể, việc sử dụng sơ đồ trong giảng dạy tạo điều kiện để học sinh động não, sáng tạo, từ đó kích thích sự khám phá kiến thức của học sinh. Khi trình bày bằng sơ đồ tư duy, học sinh có thể nắm bắt đầy đủ nội dung bài học và có thể nhớ kiến thức lâu hơn.
Sơ đồ tư duy cũng là một tấm bản đồ tuyệt vời cho trí nhớ, cho phép con người tổ chức sự kiện và suy nghĩ theo cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não con người. Điều này đồng nghĩa với việc nhớ và gợi là thông tin một cách hiệu quả và dễ dàng.
2.2. Lập thời gian biểu học tập hợp lí
Không chỉ môn Hóa học mà bất kì môn học nào để học giỏi các em cần đầu tư thời gian và công sức, phân chia thời gian hợp lí và cần tuân theo đúng theo thời gian biểu đã xây dựng. Mỗi ngày học một ít, tích tiểu thành đại thì chỉ sau một thời gian các em sẽ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của bản thân.
2.3. Ghi nhớ kiến thức quan trọng vào giấy nhớ
Những công thức, tính chất vật lý, tính chất hóa học của từng chất, hợp chất hay dung dịch là thách thức lớn đối với học sinh. Để giúp khắc sâu kiến thức, không bị nhầm lẫn giữa các nguyên tố hóa học thì các em có thể làm các thẻ ghi nhớ hoặc viết những kiến thức quan trọng vào giấy, dán ở những vị trí còn thường xuyên qua lại như: Phòng ngủ, góc học tập, hành lang. Mỗi lần đi qua thì đọc một lượt, cứ như vậy, những kiến thức Hóa vốn khô khan sẽ trở nên dễ dàng, tạo hứng thú học tập cho các em.
2.4. Nắm vững kĩ năng tính toán
Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình,...).
– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích,...) để giải quyết vấn đề.