Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 26: Oxit
Hướng dẫn Giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 Bài 26 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của oxit. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 26.1 trang 32 SBT Hóa học 8
2. Giải bài 26.2 trang 35 SBT Hóa học 8
3. Giải bài 26.3 trang 35 SBT Hóa học 8
4. Giải bài 26.4 trang 36 SBT Hóa học 8
5. Giải bài 26.5 trang 36 SBT Hóa học 8
6. Giải bài 26.6 trang 36 SBT Hóa học 8
7. Giải bài 26.7 trang 36 SBT Hóa học 8
8. Giải bài 26.8 trang 36 SBT Hóa học 8
9. Giải bài 26.9 trang 36 SBT Hóa học 8
1. Giải bài 26.1 trang 35 SBT Hóa học 8
Dãy gồm các chất thuộc loại oxit axit là :
A. CO2, SO2, Na2O, SO3, NO2
B. CaO, CO2, SO2, P2O5
C. CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2
D. NO2, P2O5, Fe2O3, CaO
Phương pháp giải
Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết của oxit.
Hướng dẫn giải
Dãy gồm các chất thuộc loại oxit axit là : CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2.
=> Chọn C.
2. Giải bài 26.2 trang 35 SBT Hóa học 8
Dãy gồm các chất thuộc loại oxit bazơ là:
A. FeO, CaO, CO2, NO2
B. CaO, K2O, MgO, Fe2O3
C. CaO, NO2, P2O5, MgO
D. CuO, Mn2O3, CO2, SO3
Phương pháp giải
Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết của oxit.
Hướng dẫn giải
Dãy gồm các chất thuộc loại oxit bazơ là : CaO, K2O, MgO, Fe2O3.
=> Chọn B.
3. Giải bài 26.3 trang 36 SBT Hóa học 8
Có một sô công thức hóa học được viết như sau: KO, Al2O3, FeO, CaO, Zn2O, Mg2O, N2O, PO, SO, S2O
Hãy chỉ ra những công thức viết sai.
Phương pháp giải
Để trả lời các câu hỏi trên cần kết hợp quy tắc về hóa trị và lý thuyết về oxit.
Hướng dẫn giải
Các công thức hóa học viết sai: KO, Zn2O, Mg2O, PO, SO, S2O
Sửa lại: K2O; ZnO; MgO; P2O3 (với P hóa trị III) , SO2 (với S hóa trị IV), SO3 (với S hóa trị VI).
4. Giải bài 26.4 trang 36 SBT Hóa học 8
Hãy viết tên và công thức hóa học của 4 oxit axit và 4 oxit bazo. Hãy chỉ ra các oxit tác dụng được với nước (nếu có).
Phương pháp giải
Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết về oxit.
Hướng dẫn giải
- 4 oxit axit : SO2 lưu huỳnh đioxit ; SO3 lưu huỳnh trioxit; P2O5 điphotpho pentaoxit; CO2 cacbon đioxit.
- 4 oxit bazơ : Na2O natri oxit ; CaO canxi oxit ; CuO đồng oxit ; Fe2O3: sắt(III) oxit.
5. Giải bài 26.5 trang 36 SBT Hóa học 8
Hãy điều chế ba oxit. Viết các phương trình phản ứng.
Phương pháp giải
Đơn giản nhất ta sử dụng phản ứng hóa hợp để điều chế oxit từ các đơn chất tương ứng.
Hướng dẫn giải
S + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) SO2
2Mg + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2MgO
4Al + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Al2O3
6. Giải bài 26.6 trang 36 SBT Hóa học 8
Lập công thức các bazo ứng với cac oxit sau đây: CuO, FeO, Na2O, BaO, Fe2O3, MgO.
Phương pháp giải
Bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH)
Công thức chung: M(OH)n
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại; OH: là nhóm hiđroxit.
Hướng dẫn giải
CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2 ;
Fe2O3 tương ứng với bazơ Fe(OH)3;
FeO tương ứng với bazơ Fe(OH)2 ;
Na2O tương ứng với bazơ NaOH ;
MgO tương ứng với bazơ Mg(OH)2 ;
BaO tương ứng với bazơ Ba(OH)2.
7. Giải bài 26.7 trang 36 SBT Hóa học 8
Viết phương trình biểu diễn những chuyển hóa sau:
a) Natri → natri oxit → natri hidroxit.
b) Cacbon → cacbon đioxit → axit cacbon (H2CO3).
Phương pháp giải
Cần nắm rõ lý thuyết về oxit đồng thời dựa vào chất đầu và chất cuối để viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
a) 4Na + O2 → 2Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
b) C + O2 → CO2
CO2 + H2O → H2CO3
8. Giải bài 26.8 trang 36 SBT Hóa học 8
Khu mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên) có một lạo quặng sắt (thành phần chính là Fe2O3). Khi phân tích mẫu quặng này, người ta nhận thấy có 2,8g sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng sắt (III) oxit Fe2O3 ứng với hàm lượng sắt nói trên là:
A. 6g
B. 8(g)
C. 4g
D. 3g
Hãy chọn đáp số đúng.
Phương pháp giải
- Bước 1: Tính số mol sắt theo công thức: nFe = m : 56 (mol)
- Bước 2: O3=1/2nFe
- Bước 3: Tính khối lượng sắt (III) oxit Fe2O3
Hướng dẫn giải
nFe = m : 56 = 2,8 : 56 = 0,05 (mol)
O3 = 1/2nFe=0,05/2=0,025(mol)
mFe2O3 = 0,025.160 = 4 gam.
=> Chọn C.
9. Giải bài 26.9 trang 36 SBT Hóa học 8
Tỉ lệ khối lượng của nito và oxi trong một oxit của nito là 7 : 20. Công thức của oxit là:
A. N2O
B. N2O3
C. NO2
D. N2O5
Hãy chọn đáp số đúng.
Phương pháp giải
- Bước 1: Gọi công thức là NxOy
- Bước 2: Dựa theo tỉ lệ khối lượng ta có: y= (7/14): (20/16)
Tìm tỉ lệ nguyên tối giản => Công thức cần tìm.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức hóa học của oxit là NxOy.
Tỉ số khối lượng:
\(\frac{{{m_N}}}{{{m_O}}} = \frac{{14.x}}{{16y}} = \frac{7}{{20}} \to \frac{x}{y} = \frac{{7.16}}{{14.20}} = \frac{2}{5} \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 2\\
y = 5
\end{array} \right.\)
Vậy công thức hóa học của oxit Nito là: N2O5.
→ Chọn D.
10. Giải bài 26.10 trang 36 SBT Hóa học 8
Cho 28,4g điphotpho penoxit P2O5 vào cốc có chứa 90g H2O để tạo thành axit photphoric H3PO4. Khối lượng axit H3PO4 tạo thành là:
A. 19.6g
B. 58,8g
C.39,2g
D.40g
Hãy chọn đáp số đúng.
Phương pháp giải
Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa P2O5 với nước.
- Theo phương trình và từ , nH2O đề bài cho, xác định chất nào tác dụng hết, chất nào còn dư.
- Tính khối lượng H3PO4 theo chất tác dụng hết.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
1 mol 3 mol 2 mol
0,2 mol 5 mol
nP2O5 = 28,4 : 142 = 0,2 mol
nH2O = 90 : 18 = 5 mol
Tỉ lệ mol:
\({n_{{P_2}{O_5}}}:{n_{{H_2}O}} = \frac{{0,2}}{1} < \frac{5}{3}\)
Vậy H2O dư và P2O5 hết.
\({n_{{H_3}P{O_4}}} = \frac{{0,2.2}}{1} = 0,4mol\)
⇒ mH3PO4 = 0,4.98 = 39,2 gam
Đáp án cần chọn là C.
11. Giải bài 26.11 trang 36 SBT Hóa học 8
Một oxit tạo thành bởi mangan và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa mangan và oxi là 55 : 24. Hãy xác định công thức phân tử của oxi.
Phương pháp giải
- Bước 1: Gọi công thức là Oy
- Bước 2: Dựa theo tỉ lệ khối lượng ta có: y= (55/55) : (24/16)
Tìm tỉ lệ nguyên tối giản => Công thức cần tìm.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức tổng quát của oxit: MnxOy
Theo đề bài ta có:
\(\frac{{{m_{Mn}}}}{{{m_O}}} = \frac{{55x}}{{16y}} = \frac{{55}}{{24}} \to \frac{x}{y} = \frac{{16}}{{24}} = \frac{2}{3}\)
Vậy công thức phân tử của oxit là Mn2O3.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 24: Tính chất của oxi
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp- Ứng dụng của oxi
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 27: Điều chế oxi- Phản ứng phân hủy
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 28: Không khí- Sự cháy
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 29: Luyện tập chương 4