Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp- Ứng dụng của oxi
Hướng dẫn Giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 Bài 25 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp và ứng dụng của oxi. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 25.1 trang 34 SBT Hóa học 8
Trong các công thức hóa học sau. Công thức nào là công thức của oxi: SO2, CH4O, CO2, NaOH, P2O5, Fe3O4, Al2O3.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần ghi nhớ: Oxit là hợp chất của oxi và một nguyên tố khác.
Hướng dẫn giải
Công thức của oxit là : SO2, CO2, P2O5, Fe3O4, Al2O3.
2. Giải bài 25.2 trang 35 SBT Hóa học 8
Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp ?
a) 4Al + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Al2O3
b) Fe + H2O \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) FeO + H2↑
c) CaCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CaO + CO2
d) SO3 + H2O → H2SO4
e) CaO + CO2 → CaCO3
f) CaO + H2O → Ca(OH)2
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần ghi nhớ lý thuyết về phản ứng hóa hợp.
Hướng dẫn giải
Các phản ứng là phản ứng hóa hợp :a, d, e, f.
3. Giải bài 25.3 trang 35 SBT Hóa học 8
a) Củi, than cháy được trong không khí. Nhà em có củi, thanh xếp trong học bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó lại không cháy?
b) Củi, than đang chay em muốn dập tắt thì phải làm như thế nào?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần ghi nhớ lý thuyết về phản ứng hóa hợp.
Hướng dẫn giải
a) Củi, than cháy được trong không khí phải có mồi của ngọn lửa để nâng lên nhiệt độ cháy còn than củi xếp trong hộc bếp xung quanh có không khí nhưng không cháy vì ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cháy.
b) Muốn dập tắt củi, than đang cháy thì phải để chúng không tiếp xúc với oxi của không khí, do đó ta vẩy nước hay phủ cát lên bề mặt vật bị cháy để vật cháy không tiếp xúc với oxi của không khí và hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy.
4. Giải bài 25.4 trang 35 SBT Hóa học 8
Cho các oxit sau: CO2, SO2, P2O5, Al2O3, Fe3O4.
a) Chúng được tạo thành từ các đơn chất nào?
b) Viết phương trình phản ứng và nêu điều kiện phản ứng (nếu có) điều chế các oxit trên.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần ghi nhớ lý thuyết về phản ứng hóa hợp.
Hướng dẫn giải
a) Các oxit: CO2, SO2, P2O5, Al2O3, Fe3O4.
Chúng được tạo thành từ các đơn chất :
CO2 : được tạo thành từ 2 đơn chất: cacbon và oxi.
SO2 : được tạo thành từ 2 đơn chất : lưu huỳnh và oxi.
P2O5 : được tạo thành từ 2 đơn chất : photpho và oxi.
Al2O3 : được tạo thành từ 2 đơn chất : nhôm và oxi.
Fe3O4 : được tạo thành từ 2 đơn chất : sắt và oxi.
b) Phương trình hoá học của phản ứng điều chế các oxit trên:
C + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CO2
S + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) SO2
4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2P2O5
4Al + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Al2O3
3Fe + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe3O4
5. Giải bài 25.5 trang 35 SBT Hóa học 8
Hỗn hợp C2H2 và O2 với tỉ lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất? Ứng dụng phản ứng này để làm gì?
Phương pháp giải
Phương trình hóa học: H2 + 2,5O2 → 2CO2 + H2O + Q
Dựa vào hệ số cân bằng trước C2H2 và O2 để kết luận.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng khí C2H2 cháy:
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
2 mol 5 mol
Để có phản ứng cháy xảy ra ở nhiệt độ cao nhất thì tỉ lệ thể tích:
VC2H2 : VO2 = 2 : 5 = 1 : 2,5
Ứng dụng của phản ứng này dùng trong xì đèn.
Oxi – axetilen để hàn và cắt kim loại
6. Giải bài 25.6 trang 35 SBT Hóa học 8
a) Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của hai nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5 : 4. Công thức hóa học của nhôm oxit là:
A. AlO
B. AlO2
C. Al2O3
D. Al3O4
b) Oxit của một nguyên tố có hóa trị (II) chứa 20% oxi ( về khối lượng). Công thức hóa học của oxit đó là:
A. CuO
B. FeO
C. CaO
D. ZnO
Phương pháp giải
a) Gọi công thức của oxit là AlxOy
Tỉ số khối lượng : \(\frac{{{m_{Al}}}}{{{m_O}}} = \frac{{27x}}{{16y}} = \frac{{4,5}}{4}\)
=> Tỉ lệ nguyên tối giản x : y => Công thức cần tìm.
b) Cách 1:
16 đvC bằng 20% khối lượng phân tử của oxit.
x đvC là nguyên tử khối của nguyên tố đó, x bằng 80% khối lượng của phân tử oxit. =>x => Kim loại.
Cách 2: Gọi công thức hoá học cần tìm là MO
Có tỉ lệ : =20/16→M = 64 => Kim loại
Hướng dẫn giải
a) Cách xác định : Gọi công thức của oxit là AlxOy.
Tỉ số khối lượng : \(\frac{{{m_{Al}}}}{{{m_O}}} = \frac{{27x}}{{16y}} = \frac{{4,5}}{4}\)
Rút ra tỉ lệ :
\(\frac{x}{y} = \frac{{4,5.16}}{{27.4}} = \frac{2}{3} \to \left\{ \begin{gathered}
x = 2 \hfill \\
y = 3 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Công thức phân tử của nhôm oxit là O3
=> Chọn C.
b) Cách 1: Vì nguyên tố có hoá trị II và oxi cũng hoá trị II nên công thức hoá học của oxit gồm 1 nguyên tử của nguyên tố đó và 1 nguyên tử oxi. Oxi có nguyên tử khối là 16 đvC.
Ta lập luận như sau :
16 đvC bằng 20% khối lượng phân tử của oxit.
x đvC là nguyên tử khối của nguyên tố đó, x bằng 80% khối lượng của phân tử oxit.
16×80/20=64 (đvC) (Cu)
Vậy công thức phân tử của oxit đó là CuO.
Cách 2: Gọi công thức hoá học của oxit cần tìm là MO
Ta có trong 100 g MO có 20 g oxi
Vậy M + 16 g MO có 16 g oxi
Có tỉ lệ : =20/16→M = 64
M là kim loại Cu. Vậy công thức phân tử của oxit đó là CuO.
=> Chọn A.
7. Giải bài 25.7 trang 35 SBT Hóa học 8
Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó.
Phương pháp giải
Giả sử công thức hóa học : Oy
Ta có : y) = 60/100 => tỉ lệ nguyên tối giản x: y => Công thức oxit.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức hóa học của oxit là: SxOy.
PTK của SxOy là: 32.x + 16.y (đvC)
Theo đề bài oxi chiếm 60% về khối lượng nên ta có:
\(\frac{{16y}}{{32x + 16y}} = \frac{{60}}{{100}} \to \frac{x}{y} = \frac{{640}}{{1920}} = \frac{1}{3} \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 1\\
y = 3
\end{array} \right.\)
Vậy công thức hóa học của oxit là SO3.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 24: Tính chất của oxi
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 26: Oxit
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 27: Điều chế oxi- Phản ứng phân hủy
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 28: Không khí- Sự cháy
- doc Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 29: Luyện tập chương 4