Bài học Vật lý 8

Để giúp các em học tập tốt môn Vật lý lớp 8, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 29. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em nội dung tóm tắt lý thuyết từng bài học kèm theo đó là các ví dụ minh hoạ có hướng dẫn giải chi tiết, đầy đủ và phần luyện tập chung để các em ôn lại kiến thức.

1. Giới thiệu bài học Vật lý 8

Nâng cao kiến thức về Cơ học và Nhiệt học từ căn bản lớp 6, chương trình lớp 8 mở rộng các khái niệm phức tạp hơn. Ví dụ như về chuyển động, áp suất, lực ma sát hay cơ năng- thế năng- động năng,... ở phần Cơ học; hoặc cấu tạo chất, đối lưu và bức xạ nhiệt, công thức tính nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt,... thuộc phần Nhiệt học.

Nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức và định hướng phương pháp học tập phù hợp, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống nội dung bài học Vật lý 8 theo chương trình SGK môn Vật lý lớp 8 gồm 2 chương với 29 bài học. Nội dung các bài học được trình bày khoa học nhằm tạo ra hứng thú cho học sinh đối với việc học tập môn Vật lí, những bài thực hành được soạn theo hướng mở rộng với nhiều hình thức phong phú, sinh động giúp các em lắm bắt nhanh các kiến thức đã học.

Mỗi bài học gồm có bốn phần: Tóm tắt lý thuyết, Bài tập minh họa, Luyện tập và Kết luận.

  • Phần Tóm tắt lý thuyết: Giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững những kiến thức cơ bản của toàn bộ bài học
  • Phần Bài tập minh họa: Gồm các bài tập minh họa được phân dạng cụ thể, có kèm đáp án hướng dẫn nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức cơ bản trong việc giải bài tập.
  • Các câu hỏi luyện tập giúp học sinh củng cố lại nội dung bài học và khắc sâu kiến thức đã học.

Mời các em tham khảo nội dung từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Vật lý 8

2.1. Cách học và chuẩn bị bài ở nhà

Thường xuyên xem lại các bài học đã được thầy cô giảng trên lớp. Vì đây là những bài các em đã được học, được biết, nên khi xem lại  khả năng nhớ được bài sẽ lâu hơn.  

Bên cạnh đó là khi xem trước bài mới các em nên chú trọng đến các khái niệm, các định luật, các tính chất,… có trong bài. Bởi chỉ khi hiểu rõ được các khái niệm các em mới có thể vận dụng một các tốt nhất trong việc làm bài tập của môn học này. Đánh dấu những phần khó hiểu trong bài để khi học có thể dễ dàng trao đổi với thầy cô hoặc bạn bè. Hãy đọc thật cẩn thận bài mới một vài lần để khi nghe giảng các em có thể tiếp thu nhanh được lượng kiến thức.

Về phần bài tập vận dụng, để có thể làm tốt các bài tập các em nên đọc thật kỹ đề bài sau đó tóm tắt đề bài rồi suy nghĩ tìm hướng giải thích hợp nhất. Các em đừng vội vàng viết  lời giải luôn mà hãy giải nháp trước rồi sau đó mới viết vào bài làm. Nên làm hết các  bài tập có trong sách giáo khoa và bài tập rồi mới chuyển sang sách nâng cao.

Thường xuyên làm các bài thực hành đơn giản trong các phần vận dụng, quan sát các hiện tượng xảy ra xung quanh. Hãy tìm đọc thật nhiều sách liên quan đến bộ môn Vật lý 8 để tìm ra lời giải thích phù hợp nhất cho các thí nghiệm và hiện tượng  quan sát được.

2.2. Cách học trên lớp

Các em phải luôn chú ý tập trung nghe thầy cô giảng bài trên lớp, hăng hái trong việc phát biểu ý kiến xây dựng bài. Cho dù ý kiến của mình là đúng hay sai thì qua mỗi lần như vậy sẽ giúp các em hiểu và nhớ bài hơn. Gạch chân các từ khóa trong bài hoặc ghi lại những nội dung quan trọng lại. Những điều các em thắc mắc hãy mạnh dạn hỏi thầy cô, bạn bè,….

Trong các tiết giải bài tập, thường xuyên lên bảng chữa bài tập, quan sát thầy cô và các bạn chữ bài, nêu lên những ý kiến của mình khi thầy cô gọi nhận xét bài tập của bạn. Hãy nghi lại các phương pháp giải bài tập khác dù cho kết quả bài mình làm là đúng. Chú ý các phần thầy cô giảng không có trong  sách vì đây là những kiến thức vận dụng thường có nhiều trong đời sống thực tế giúp các em tích lũy vốn kiến thức cho mình.

2.3. Cách học nhóm ngoài giờ học

Học nhóm là phương pháp tuân thủ nguyên tắc “Học thầy không tày học bạn”. Ưu điểm của phương pháp là các em học sinh có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, bạn học khá gúp đỡ bạn học yếu hơn, rèn kĩ năng hoạt động nhóm chính là rèn kĩ lao động sau này vì bất cứ một công việc gì cũng cần sự phối hợp của nhiều thành viên.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nếu mỗi thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động không cao, dễ dẫn đến hoạt động của nhóm theo chiều hướng khác và không hiệu quả.

+ Hoạt động nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định và phải quy ước nhóm thật rõ ràng.

+ Sau khi kết một thúc bài, một chương mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực học và làm bài tập. Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi thắc mắc, những bài tập chưa làm được.

+ Trong buổi học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình băn khoăn nhờ các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp lại gửi giáo viên bộ môn giảng giải.

Cuối cùng để có thể học giỏi được môn Vật lý, các em cần phải có sự yêu thích đặc biệt với nó. Vì chỉ khi yêu thích các em mới có hứng thú để tìm tòi học hỏi môn này bởi đây là môn học tự nhiên cần sự tư duy cao không chỉ kiến thức sách vở mà còn cả kiến thức thực tế. Điều này sẽ rất có hữu ích cho các em trong tương lai.

3. Những lưu ý để học tốt Vật lý lớp 8

3.1. Nhớ chính xác các công thức, đại lượng, đơn vị, cách đổi đơn vị

Để nhớ được lâu, phải làm nhiều các bài tập đơn giản có sử dụng các công thức đó.

Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.

3.2. Liên hệ giữa các công thức Vật lý

Để tìm ra được công thức có chứa đại lượng phải tìm. Vì trong đề thi có những câu hỏi phải sử dụng đến 2 hoặc 3 công thức mới cho ra được kết quả cuối cùng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM