Lý 8 Bài 15: Công suất
Công suất là đại lượng như thế nào, được tính theo đơn vị gì? Để biết chi tiết hơn, eLib xin chia sẻ bài đăng dưới đây. Hi vọng với phần lý thuyết và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Công suất
- Để biết người nào hay máy nào làm việc khỏe hơn (thực hiện công nhanh hơn), người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian gọi là công suất.
1.2. Công thức tính công suất
- Công thức: \(P=\frac{A}{t}\)
Trong đó:
- P: Công suất
- A: công cơ học
- t: Thời gian thực hiện công
1.3. Đơn vị công suất
- Đơn vị của công suất là Jun/ giây (J/s) được gọi là oát, kí hiệu là W.
- 1W = 1 J/s
- 1KW = 1000 W
- 1MW = 1000 KW
Lưu ý:
- Ta không thể chỉ dùng độ lớn của công hay chỉ dùng thời gian thực hiện công để so sánh sự thực hiện công nhanh hay chậm. Mà để biết máy nào làm việc khỏe hơn hay thực hiện công nhanh hơn ta phải so sánh công thực hiện được trong một đơn vi thời gian gọi là công suất.
- Đơn vị công suất ngoài oát (W) còn có mã lực (sức ngựa)
- Mã lực Pháp (kí hiệu là CV): 1 CV ≈ 736 W
- Mã lực Anh (kí hiệu là HP): 1 HP ≈ 746 W
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. Tính công suất của ngựa.
Hướng dẫn giải
Trong 1 giờ (3600s) con ngựa kéo xe đi được đoạn đường s = 9 km = 9000m.
Công của lực kéo của ngựa trên đoạn đường s là:
A = F. s = 200 . 9 000 = 1 800 000 J
Công suất của ngựa:
P = A/t=1800000/3600= 500W.
Câu 2: Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Hướng dẫn giải
Cùng cày một sào đất, nghĩa là công thực hiện của trâu và của máy cày là như nhau
- Trâu cày mất thời gian t1 = 2 giờ = 120 phút.
- Máy cày mất thời gian t2 = 20 phút.
- Công suất khi dùng trâu là: \({P_1} = \frac{{{A_1}}}{{{t_1}}}\)
- Công suất khi dùng máy là: \({P_2} = \frac{{{A_2}}}{{{t_2}}}\)
Lập tỉ số P1/P2, ta được:
\(\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{{A_1}}}{{{A_2}}}.\frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{{20}}{{120}} = \frac{1}{6}\)
⇒ P2 = 6P1
Vậy, dùng máy cày có công suất lớn hơn gấp 6 lần dùng trâu.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 1 giờ 30 phút người đó bước đi 750 bước, mỗi bước cần 1 công 45 J?
Câu 2: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị bao nhiêu?
Câu 3: Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Câu 4: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đơn vị của công suất là
A. Oát (W)
B. Kilôoát (kW)
C. Jun trên giây (J/s)
D. Cả ba đơn vị trên
Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.
Câu 3: Biểu thức tính công suất là:
A. P = A.t B. P = A/t
C. P = t/A D. P = At
Câu 4: Công suất là:
A. Công thực hiện được trong một giây.
B. Công thực hiện được trong một ngày.
C. Công thực hiện được trong một giờ.
D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Công suất cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó,… các em cần phải nắm đượ :
- Nắm được khái niệm công suất.
- Nắm được công thức, đơn vị của công suất.
- Hiểu và giải được các dạng bài tập về công suất.
Tham khảo thêm
- doc Lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
- doc Lý 8 Bài 2: Vận tốc
- doc Lý 8 Bài 3: Chuyển động đều- Chuyển động không đều
- doc Lý 8 Bài 4: Biểu diễn lực
- doc Lý 8 Bài 5: Sự cân bằng lực- Quán tính
- doc Lý 8 Bài 6: Lực ma sát
- doc Lý 8 Bài 7: Áp suất
- doc Lý 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau
- doc Lý 8 Bài 9: Áp suất khí quyển
- doc Lý 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
- doc Lý 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác- si- mét
- doc Lý 8 Bài 12: Sự nổi
- doc Lý 8 Bài 13: Công cơ học
- doc Lý 8 Bài 14: Định luật về công
- doc Lý 8 Bài 16: Cơ năng
- doc Lý 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- doc Lý 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I Cơ học