Luận án TS: Tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam
Luận án Tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam được hoàn thành với mực tiêu nhằm đánh giá tác động của tự doa hóa thương mại ở khía cạnh cắt giảm thuế quan đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tận dụng được lợi ích mà tự do hóa đem lại.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Tự do hóa TM là một nội dung khá rộng. Tự do hóa TM là loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế hay các rào cản đối với trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia. Nhũmg rào cản này bao gồm thuế quan, chẳng hạn như thuế và phụ phí, và các rào cản phi thuế quan, chẳng hạn như các quy tắc cấp phép, hạn ngạch...vv. Các nhà kinh tế thường xem việc nới lỏng hoặc xóa bỏ những hạn chế này là các bước để thúc đẩy TM tự do. Trong đó, thuế quan là loại rào cản phổ biến nhất đối với TM, chẳng hạn một trong những mục đích của WTO là cho phép các nước thành viên đàm phán cắt giảm thuế quan lần nhau. Trong quá trình tự do hóa TM của Việt Nam từ trước đến nay thường tập trung vào chính sách thuế quan. Ngoài ra, các hiệp định FTA gần đây mà Việt Nam tham gia cho thấy tự do hóa TM cùng tập trung nhiều hơn vào vấn đề đặt ra những quy tắc, những luật chơi trong thương mại.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung nhất về tự do hóa TM và tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến nền kinh tế
Tổng quan các nghiên cứu về tác động của tự do hóa TM đến kinh tế ở trên thế giới và tại Việt Nam, để từ đó lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài
Thông qua phân tích thực trạng tự do hóa TM và tác động của tự do hóa TM đến kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2017
Phân tích định hướng về tác động của tự do hóa TM, cụ thể là việc cắt giảm thuế quan
Trên cơ sở phân tích thực trạng và những kết quả định lượng, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị để có thể tận dụng lợi ích của tự do hóa TM đem lại
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu tác động của tự do hóa TM ở khía cạnh cắt giảm thuế quan tới kinh tế Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam như: XNK, GDP, đầu tư, giá cả, việc làm, nguồn thu ngân sách.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và yêu cầu, nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để tổng họp các nghiên cứu thực nghiệm đã nghiên cứu về đề tài trên thế giới và Việt Nam
Phương pháp phân tích thống kê, so sánh đối chứng và mô hình hóa
Phương pháp phân tích kinh tế lượng - kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Luận án đã dự báo được tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa thương mại đến một số biến số kinh tế vĩ mô và phúc lợi của một số ngành của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2028. Luận án khẳng định chính sách tự do hóa thương mại đem lại lợi ích nhưng cũng đem lại thiệt hại cho nền kinh tế. Từ khía cạnh vĩ mô, những lợi ích trong giai đoạn 2018 - 2028, đó là: xuất- nhập khẩu, đầu tư, GDP, việc làm đều tăng, tuy nhiên những lợi ích này chưa được ổn định, lợi ích này tăng nhiều nhất từ 2018 đến 2023, từ 2024 -2028 thì những lợi ích thu được có xu hướng giảm hơn so với giai đoạn đầu, cho thấy về lâu dài hiệu ứng có lợi từ các FTA mang lại cho Việt Nam đã suy giảm, Việt Nam có thể không duy trì được lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lao động giá rẻ.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại và tổng quan nghiên cứu
Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại đến nềm kinh tế
Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
Các giả thuyết nghiên cứu
2.2 Thực trạng tự do hóa thương mại và tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam
Thực trạng tự do hóa thương mại tại Việt Nam
Phân tích tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam giai đoanh 1995 - 2017
2.3 Tác động của tự do hóa thương mại đến nền kinh tế: tiếp cận mô hình kinh tế lượng vĩ mô
Mô hình kinh tế lượng vĩ mô
Định lượng tác động của tự do hóa thương mại đến nền kinh tế Việt Nam
2.4 Tác động của tự do hóa thương mại đến một số ngành sản phẩm: tiếp cận mô hình cân bằng riêng
Mô hình cân bằng riêng
Định lượng tác động của tự do hóa thương mại đến một số ngành sản phẩm
2.5 Kết luận và một số khuyến nghị
Kết luận chung về tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam
Một số khuyến nghị
3. Kết luận
Kết quả dự báo cho thấy trong giai đoạn 2018-2028 khi thuế NK được cắt giảm 1 điểm phần trăm đã làm cho XNK hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. XK hàng hóa có xu hướng tăng đều qua các năm, nhưng NK tăng với tốc độ không ổn định do biến động cùng chiều với đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, kết quả dự báo còn cho thấy XK tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của NK trong giai đoạn 2023-2027 nên làm cho cán cân TM có thặng dư, nhưng còn trong các năm khác tốc độ tăng của NK luôn cao hơn tốc độ tăng của XK nên làm cho cán cân TM của Việt Nam vẫn luôn bị thâm hụt. Trong giai đoạn 2018-2028 khi thuế NK được cắt giảm do tự do hóa TM đã khiến giá hàng NK giảm, từ đó làm giảm lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng giảm.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Đỗ Đình Long, Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Khánh Doanh (2014), ‘ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động kinh tế của tự do hóa TM giữa ASEAN và Hàn Quốc’, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 206 tháng 8/2014, tr. 16-22.
Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai (2013), Giảo trình Kinh tể Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Francois, J., Manchin, M., Lương Văn Tự, Lê Triệu Dũng, Hoàng Mạnh Phương và Hoàng Minh Chiến (2011), Đánh giá tác động tổng thể của tự do hóa TM dịch vụ đổi với nền kinh tế Việt Nam, EU - VIETNAM MUTRAP III, Hà Nội.
Lê Quang Lân (2010), ‘Việt Nam trong quá trình hình thành các Khu vực Mậu dich tư do ASEAN mở rộng’, tham luận trình bày tại Hội thảo Đánh giá tác động các FTA tự do đổi với kinh tế Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 9 năm 2010
Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), Tác động của TPP và ACE lên nền kinh tế Việt Nam (các khía cạnh vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi), Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.
4.2 Tiếng Anh
Abbas, s. (2014), ‘Trade liberaization and its economic impact on developing and least developed countries’, Journal of International Trade Law and Policy, So 13, Tập 3, tr. 215-221.
Abbott, p., Bentzen, J. and Tarp, F. (2006), Vietnam's Accession to the WTO: Drawing lessons from past trade Agrrement, truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016, từ http://mpra.ub.uni-muenchen.dc/61679/
Ahmed, N. (2000), ‘Export response to trade liberalization in Bangladesh: a cointegration analysis’, Applied Economics, SỐ 32, Tập 8, tr. 1077-1084.
Ahmed, Y. and Anorao, E. (2000), ‘Openness and Economic Growth: Evidence from selected ASEAN Countries’, The Indian Economic Journal, SỐ 47, Tập 3, tr. 110-117.
Ahmed, V. and O’Donoghue, c. (2010), ‘Tariff Reduction in a Small Open Economy’, Seoul Journal of Economics, SỐ 23, Tập 4, tr. 461-489.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận án TS: Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học
- pdf Luận án TS: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- pdf Luận án TS: Các mô hình toán kinh tế đánh giá suất sinh lời của giáo dục và vai trò phát tín hiệu của giáo dục sau phổ thông Việt Nam
- pdf Luận án TS: Nghiên cứu thống kê mô hình đo lường lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị tại Việt Nam
- pdf Luận án TS: Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam
- pdf Luận án TS: Phân bổ không đúng các nguồn lực, tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tại các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam