Bệnh múa giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Múa giật là rối loạn vận động làm cho cơ thể chuyển động không có chủ ý, không thể đoán được. Múa giật do sự hoạt động thái quá của chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong vùng não kiểm soát vận động gây ra. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh múa giật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Múa giật là bệnh gì?

Múa giật là rối loạn vận động làm cho cơ thể chuyển động không có chủ ý, không thể đoán được. Múa giật do sự hoạt động thái quá của chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong vùng não kiểm soát vận động gây ra.

Triệu chứng múa giật có thể thay đổi từ chuyển động nhỏ, như không yên một chỗ, cho tới những chuyển động không thể kiểm soát ở tay và chân. Bệnh cũng có thể  ảnh hưởng tới lời nói, nuốt thức ăn, tư thế và dáng đi.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh múa giật là gì?

Các triệu chứng múa giật thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe gây ra bệnh. Những người mắc tình trạng này  không có cơ tay mạnh, sẽ bóp rồi thả tay, giống như động tác vắt sữa. Một triệu chứng khác của bệnh là thè lưỡi không chủ ý.

Cử động múa giật có thể nhanh hoặc chậm. Một người có thể bị múa giật quằn quại trong đau đớn và không thể kiểm soát cơ thể. Các bệnh lý liên quan đến múa giật và các triệu chứng của bệnh bao gồm:

Bệnh Huntington

Bệnh Huntington là một bệnh lý di truyền, gây ra sự phân hủy các tế bào thần kinh trong não bộ. Những người mắc bệnh Huntington có thể gặp các triệu chứng múa giật kiểu giật không tự chủ hay quằn quại. Múa giật phổ biến hơn ở những người bị bệnh Huntington lúc lớn tuổi. Qua thời gian, các triệu chứng có thể nặng hơn và những chuyển  động có thể ảnh hưởng đến chân và tay;

Bệnh tế bào (hồng cầu) hình gai

Bệnh tế bào (hồng cầu) hình gai là một rối loạn di truyền rất hiếm, được đặc trưng bởi các tế bào hồng cầu xù xì. Bệnh gây ra những bất thường về thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng não. Trong trường hợp này, múa giật thường liên quan đến những chuyển động bất thường ở tay và chân, nhún giật vai và đẩy mạnh xương chậu ra trước. Bệnh cũng có thể liên quan đến những cử động khuôn mặt nhanh mà không  có mục đích. Những người có kiểu múa giật này cũng có thể biểu hiện loạn trương lực cơ. Tình trạng này được đặc trưng bởi các cơn co thắt cơ bắp không tự chủ ở miệng và khuôn mặt, chẳng hạn như:

Nghiến răng; Ợ hơi không tự chủ; Chảy nước dãi hoặc khạc nhổ; Cắn môi và lưỡi ; Khó khăn khi nói hoặc giao tiếp; Những cử động nhỏ có âm thanh, chẳng hạn như rên rỉ, nói không tự chủ hay nói lắp.

Múa giật Sydenham:

Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên và  xảy ra sau khi nhiễm liên cầu trùng. Bệnh cũng có thể là biến chứng của thấp khớp và là loại múa giật chủ yếu ảnh hưởng đến khuôn mặt, cánh tay và bàn tay. Bệnh này có thể cản trở những cử động chủ ý, làm cho người bệnh khó thực hiện các hoạt động cơ bản như mặc quần áo hoặc tự ăn và dẫn đến:

Thường xuyên làm rơi hay rớt đồ đạc; Dáng đi bất thường; Yếu cơ; Nói lắp; Trương lực cơ giảm.

Một triệu chứng phổ biến của bệnh này là “lưỡi dâu”. Khi một người có triệu chứng này sẽ cố gắng thè lưỡi mình ra, thay vì đưa ra đưa vào.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh múa giật?

Múa giật liên quan tới nhiều nguyên nhân, đôi khi chỉ tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài, bao gồm:

AIDS; Các bệnh lý di truyền, chẳng hạn như bệnh Huntington; Các bệnh lý miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống; Các bệnh lý liên quan nhiễm trùng, chẳng hạn như múa giật Sydenham; Thuốc, bao gồm levodopa và thuốc an thần; Rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết, bao gồm hạ đường huyết; Mang thai, được gọi là múa giật thai nghén.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh múa giật?

Múa giật có thể cảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh múa giật?

Người có bệnh sử về thấp khớp sẽ dễ bị múa giật, vì vậy phụ nữ mang thai dễ bị múa giật thai nghén.

Các yếu tố khác liên quan đến từng bệnh cụ thể, ví dụ như bệnh Huntington là rối loạn di truyền có thể gây ra chứng múa giật. Một người có bố hoặc mẹ mắc bệnh Huntington thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh khoảng 50%  do di truyền.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh múa giật?

Do có nhiều bệnh gây ra chứng múa giật, bác sĩ sẽ phải hỏi về bệnh sử rất kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân. Để chẩn đoán múa giật, bác sĩ có thể hỏi:

Các triệu chứng bệnh bắt đầu khi nào? Điều gì làm cho các triệu chứng tốt hơn hoặc tồi tệ hơn?. Triệu chứng múa giật có xấu đi khi bạn đang bị stress? Bạn có bệnh sử gia đình về cường giáp hoặc bệnh Huntington không? Những thuốc nào bạn đang dùng?

Một số xét nghiệm có thể xác định múa giật, ví dụ như mức độ đồng thấp trong cơ thể có thể giúp xác định bệnh Wilson, một rối loạn di truyền gây ra chứng múa giật. Các xét nghiệm về hồng cầu hình gai  có thể xác định múa giật do bệnh hồng cầu hình gai. Xét nghiệm máu đo hormone tuyến cận giáp hoặc hormone tuyến giáp có thể giúp bac sĩ phát hiện múa giật liên quan chuyển hóa hoặc nội tiết.

Đối với bệnh Huntington, xét nghiệm  hình ảnh, chẳng hạn như quét MRI, có thể cho thấy hoạt động của não, từ đó giúp bác sĩ xác định bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh múa giật?

Không có phương pháp điều trị chuẩn nào cho bệnh múa giật, việc điều trị tùy thuộc vào loại múa giật và các bệnh lý liên quan. Đối với bệnh Huntington, bạn chỉ cần điều trị hỗ trợ. Đối với chứng múa giật Syndenham, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và thuốc để tránh tái phát. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc để điều trị chứng múa giật do thuốc. Múa giật liên quan đến chuyển hóa và nội tiết được điều trị theo nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Múa giật do bệnh Parkinson không có thuốc chữa nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng.

Thuốc

Hầu hết các thuốc dùng trong múa giật tác động đến dopamine  (một trong những chất dẫn truyền thần kinh hay hóa chất ở não, kiểm soát các chuyển động, suy nghĩ và sự hài lòng trong não). Nhiều rối loạn vận động có liên quan với nồng độ dopamine. Những rối loạn này bao gồm bệnh Parkinson và hội chứng chân không yên. Các thuốc chống loạn thần và giảm múa giật ngăn chặn các thụ thể dopamin để cơ thể không thể sử dụng chất này, bao gồm:

Fluphenazine (Prolixin®) Haloperidol (Haldol®) Olanzapine (Zyprexa®) Quetiapine (Seroquel®) Risperidone (Risperdal®)

Các thuốc khác làm giảm lượng dopamine trong não, chẳng hạn như reserpin và tetrabenazine (Xenazine®). Thuốc được biết đến như benzodiazepin, clonazepam (Klonopin®), cũng có thể giúp làm giảm chứng múa giật. Thuốc chống co giật, làm giảm các cử động tự ý, cũng có thể làm giảm triệu chứng múa giật.

Phẫu thuật

Kích thích não sâu là một phương pháp phẫu thuật có thể điều trị chứng múa giật. Phương pháp này liên quan đến việc cấy các điện cực trong não để điều chỉnh các xung thần kinh. Nếu múa giật không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kích thích não sâu. Phẫu thuật này không chữa khỏi chứng múa giật, nhưng có thể làm giảm triệu chứng của bệnh.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh múa giật?

Múa giật làm người bệnh dễ té ngã. Các biện pháp chăm sóc tại nhà bao gồm làm các bề mặt trên cầu thang và trong phòng tắm không còn trơn trượt để tránh gây thương tích. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra những cách thay đổi nhà cho an toàn hơn.

Hy vọng với những thông tin trên đây về bệnh múa giật sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn thành công!

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM