Bệnh đồng tử Adie - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Những người mắc đồng tử Adie thường có dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất là đồng tử lớn hơn bình thường và nhạy cảm với ánh sáng. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Phương pháp chẩn đoán và điều trị nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đồng tử Adie - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh đồng tử Adie là gì?

Bệnh đồng tử Adie là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến đồng tử và hệ thần kinh tự trị. Bệnh đặc trưng với đồng tử ở một bên mắt lớn hơn bình thường (giãn đồng tử), khiến nó co lại chậm khi có ánh sáng chói kèm với mất phản xạ của gân ở trong, như gân Achilles.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đồng tử Adie là gì?

Những người mắc đồng tử Adie thường có các triệu chứng riêng biệt. Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất là đồng tử lớn hơn bình thường và nhạy cảm với ánh sáng.

Ban đầu, đồng tử có thể phản ứng chậm hoặc không đều đối với việc nhìn gần như đọc sách vì mắt bắt đầu mất khả năng tập trung tầm gần.

Sau khi giãn ra, đồng tử sẽ bị liệt trong thời gian dài. Thông thường, mống mắt sẽ mất sắc tố, có thể một phần hoặc toàn bộ. Các phản xạ gân sâu cũng có thể giảm ở những người mất tự chủ hệ thống.

Một triệu chứng phổ biến khác của bệnh là nhìn mờ và đổ mồ hôi quá nhiều.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đồng tử Adie là gì?

Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân gây đồng Adie không rõ. Liệt đồng tử thường do viêm, tổn thương hạch thần kinh mi hoặc tổn thương các dây thần kinh sau hạch.

Các hạch thần kinh mi là một phần của hệ thần kinh giao cảm, thuộc hệ thống thần kinh tự trị. Chúng giúp kiểm soát phản ứng của đồng tử với ánh sáng và các kích thích khác. Phần lớn trường hợp, tổn thương hạch thần kinh mi hoặc dây thần kinh sau hạch là do nhiễm trùng, kết quả của quá trình tự miễn dịch, khối u, chấn thương và biến chứng của phẫu thuật.

Mất các phản xạ gân sâu trong thường là do tổn thương tế bào hạch rễ lưng tủy sống, một cụm tế bào thần kinh ở rễ của dây thần kinh cột sống.

Trong một số ít trường hợp, đồng tử Adie có thể do di truyền. Bên cạnh bệnh, một số yếu tố cũng có thể gây ra đồng tử Adie, chẳng hạn như thuốc.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đồng tử Adie?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi để xác định kích thước bất thường của đồng tử và tình trạng nhìn mờ. Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra mắt toàn diện, bao gồm chiếu ánh sáng mạnh vào mắt để quan sát đồng tử. Bạn cũng được nhỏ một loại thuốc đặc biệt để đánh giá các vấn đề có thể xảy ra trên đường thần kinh.

Những phương pháp nào giúp điều trị đồng tử Adie?

Phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh đồng tử Adie là sử dụng kính hai tròng (kính thuốc) hoặc kính đọc sách để người bệnh có thể nhìn gần.

Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc pilocarpine để giảm kích thước đồng tử ở người bệnh thường khó quan sát trong đêm hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Đối với tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt hạch giao cảm để điều trị bệnh.

Tuy nhiên, thật không may, các vấn đề mất phản xạ gân sâu thường không phục hồi, có thể ảnh hưởng suốt đời.

Đồng tử Adie có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh đồng tử Adie không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây suy nhược cơ thể. Bệnh có khả năng gây ra mất tầm nhìn sớm tương tự như viễn thị – một tình trạng thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Do đó, một số trẻ sẽ gặp khó khăn khi chỉ có một bên mắt nhìn rõ.

Một số người bệnh sẽ bị cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng hoặc gặp rất nhiều khó khăn khi quan sát trong đêm.

Các tình trạng đổ mồ hôi nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5. Tiên lượng

Thời gian phục hồi từ bệnh đồng tử Adie là bao lâu?

Khoảng 50% người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng hai năm. Ở một số người, đồng tử bị ảnh hưởng có thể nhỏ hơn bình thường. Một số khác có các phản ứng gần đồng tử không bao giờ phục hồi hoàn toàn.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đồng tử Adie, sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM