Thuốc Asparaginase - Điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp tính
Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng thuốc Asparaginase mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.
Mục lục nội dung
1. Tác dụng
Tác dụng của asparaginase là gì?
- Asparaginase có thể được sử dụng kết hợp (hoặc không cần kết hợp) với các loại thuốc chống ung thư (hóa trị) khác để điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL). Thuốc hoạt động bằng cách khiến các tế bào khối u không thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó làm chậm sự tăng trưởng tế bào khối u.
Bạn nên dùng asparaginase như thế nào?
- Asparaginase được tiêm vào bắp thịt, hoặc dưới da, hoặc vào tĩnh mạch, bởi một chuyên gia y tế, thường bạn sẽ được tiêm tại bệnh viện. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng điều trị.
- Bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc trước khi tiêm để giúp phòng ngừa các phản ứng dị ứng.
- Uống nhiều nước trong khi sử dụng asparaginase (trừ khi bác sĩ có hướng dẫn khác).
Bạn nên bảo quản asparaginase như thế nào?
- Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
- Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng asparaginase cho người lớn là gì?
Liều khuyến cáo của asparaginase là 6.000 đơn vị quốc tế / m2 tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch ba lần một tuần.
Liều dùng asparaginase cho trẻ em là gì?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Asparaginase có những hàm lượng nào?
Asparginase có những dạng và hàm lượng sau:
Asparaginase có dạng bột đông khô sử dụng một lần, 10 000 đơn vị quốc tế.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng asparaginase?
Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Ngay cả khi không dị ứng với asparaginase trong quá khứ, bạn vẫn có thể bị dị ứng khi bạn sử dụng thuốc lần nữa.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng, bao gồm: đau dữ dội ở bụng trên, cơn đau lan sang lưng, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh;
Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, yếu ớt bất thường; Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, có các các triệu chứng cúm; Đau đầu đột ngột, rối loạn, vấn đề với thị giác, lời nói, hoặc khả năng giữ thăng bằng; Cảm thấy rất khát nước hoặc đi tiểu nhiều; Kích động, ảo giác, co giật; Run, cứng cơ; Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, hoặc không đi tiểu được.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
Phát ban da nhẹ hoặc ngứa; Trầm cảm, buồn ngủ; Sưng tay, mắt cá chân hoặc bàn chân; Buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân; Đau bụng; Đau đầu, cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng asparaginase bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng asparaginase:
Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với asparaginase, pegaspargase (Oncaspar), hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Báo với bác sĩ và dược sĩ biết những thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm chức năng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Báo với bác sĩ nếu bạn có hoặc từng có viêm tụy (sưng tuyến tụy), huyết khối, hoặc chảy máu nghiêm trọng, đặc biệt nếu những tình trạng này đã xảy ra trong quá trình điều trị trước đó với asparaginase. Bác sĩ của bạn có thể sẽ không chỉ định cho bạn dùng asparaginase. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng asparaginase, gọi cho bác sĩ ngay.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Asparaginase có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Asparaginase có thể tương tác với:
Vắc xin Rotavirus, virus sống; Vắc xin Adenovirus Loại 4, virus sống; Vắc xin Adenovirus Loại 7, virus sống; Vắc xin Bacillus Calmette và Guerin, virus sống; Vắc xin Virus cúm, virus sống; Vắc xin Virus sởi, virus sống; Methotrexate; Vắc xin virus Quai bị, virus sống; Prednisolone; Prednisone; Vắc xin virus Rubella, virus sống; Vắc xin bệnh đậu mùa; Vắc-xin thương hàn; Vắc xin thủy đậu; Vincristine; Vincristin sulfat liposome; Sốt vàng da.
Thức ăn và rượu bia có tương tác tới asparaginase không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến asparaginase?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:
Vấn đề về chảy máu; Vấn đề về đông máu; Bệnh tiểu đường; Tăng đường huyết; Bệnh gan; Viêm tụy – Nên sử dụng một cách thận trọng. Thuốc có thể khiến bệnh nặng hơn. Có vấn đề hoặc tiền sử vấn đề về máu do asparaginase; Có vấn đề hoặc tiền sử vấn đề về máu đông máu do asparaginase; Viêm tụy hoặc tiền sử viêm tụy do asparaginase. Nếu bạn mắc phải tình trạng này, bạn không nên dùng asparaginase.
6. Khẩn cấp/Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bỏ lỡ một cuộc hẹn để tiêm asparaginase.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc asparaginase. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Atorvastatin - Điều trị rối loạn lipit huyết
- doc Thuốc Aspirin + Dipyridamole - Điều trị ở bệnh đột quỵ
- doc Thuốc Atropin - Tác dụng giảm co thắt cơ trơn và giảm tiết dịch
- doc Thuốc Atosiban - Điều trị trong các trường hợp sinh non
- doc Thuốc Atracurium Besilate - Hỗ trợ để gây mê toàn thân
- doc Thuốc Atenolol - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Atenolol + Chlortalidone - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Atenolol + Nifedipine - Ngăn chặn cơn đau ngực và giảm huyết áp
- doc Thuốc Asenapine - Điều trị một số bệnh rối loạn tâm thần
- doc Thuốc Aspamic® - Dành cho người ăn kiêng
- doc Thuốc Aspartam (Equal®) - Điều trị cho bệnh nhân bị tiểu đường
- doc Thuốc Aspegic - Điều trị chứng giảm đau, kháng viêm
- doc Thuốc Aspilets® - Điều trị rối loạn về huyết khối gây tắc mạch, biến cố tim mạch
- doc Thuốc Aspirin - Giảm đau và sưng do viêm khớp
- doc Thuốc Aspirin + Codein - Giảm đau, hạ sốt và kháng viêm
- doc Thuốc Aspirin + Vitamin C - Điều trị chứng đau đầu, đau dây thần kinh
- doc Thuốc Astaxanthin - Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
- doc Thuốc Astemizole - Điều trị dị ứng, nổi mề đay
- doc Thuốc Astymin® Forte - Điều trị giảm sút thể chất và trí tuệ
- doc Thuốc Asumate® - Thuốc tránh thai
- doc Thuốc Atazanavir - Kiểm soát lây nhiễm HIV
- doc Thuốc Atazanavir + Cobicistat - Kiểm soát nhiễm HIV
- doc Atoderm Gel douche® - Gel làm mềm da
- doc Thuốc Atoderm Intensive Gel Moussant - Làm sạch da, bảo vệ da
- doc Thuốc Atomoxetine - Điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
- doc Thuốc Atorcal - Hỗ trợ liệu pháp ăn kiêng
- doc Thuốc Atovaquone - Điều trị viêm phổi do Pneumocystis jiroveci
- doc Thuốc Attapulgit - Điều trị ngắn hạn chứng tiêu chảy
- doc Thuốc Gastropulgite® - Điều trị rối loạn tiêu hóa và trào ngược dạ dày thực quản
- doc Thuốc Atussin® - Điều trị ho
- doc Thuốc Auclanityl - Điều trị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản
- doc Thuốc Augbidil - Điều trị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp
- doc Thuốc Augmentin - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Augmentin 625mg - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Auranofin - Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
- doc Thuốc Auro® Ear Drops - Loại bỏ ráy tai
- doc Thuốc Ausbiobone - Giảm thoái hóa khớp gối