Văn bản tường trình Ngữ văn 8

Bài học "Văn bản tường trình" dưới đây nhằm giúp các em nắm được đặc điểm của văn bản tường trình. Từ đó, các em biết cách viết được loại văn bản này khi cần thiết. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Văn bản tường trình Ngữ văn 8

1. Đặc điểm của văn bản tường trình

- Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.

- Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc.

- Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

- Cần tuân thủ thể thức và trình bày đầy đủ, chính xác về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan, đề nghị của người viết, có đầy đủ người gửi, người nhận, ngày tháng, địa điểm thì mới có giá trị.

2. Cách làm văn bản tường trình

Văn bản tường trình gồm có ba phần:

- Phần đầu:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (ghi chính giữa).

+ Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).

+ Tên văn bản (ghi chính giữa).

- Phần nội dung:

+ Trình bày thời gian, địa điểm,diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm.

+ Thái độ tường trình phải khách quan, trung thực.

- Phần kết thúc: Lời đề nghị, cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình (góc phải).

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy thử viết bản tường trình mẫu về tai nạn giao thông.

Gợi ý trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG

Hôm nay, vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ...

Tại: ...

Chúng tôi gồm có:

1. ... Chức vụ: ...

2. ... Chức vụ: ...

3. ... Chức vụ: ...

Cùng lập biên bản về vụ tai nạn:

Ngày, giờ xảy ra tai nạn: ...

Nơi xảy ra tai nạn: ...

Diễn biến vụ tai nạn (nêu chi tiết): ...

Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết): ...

Hậu quả: ...

Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có):

1. Người thứ 1: ...

2. Người thứ 2: ...

Cam đoan: Tôi/ chúng tôi cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này.

Biên bản/ Bản tường trình được lập xong vào hồi ... giờ…, ngày ... tháng ... Năm ... tại ...

Người lập biên bản

Kí và ghi rõ họ tên

Câu 2: Theo em, trong những trường hợp sau đây thì trường hợp nào cần phải viết văn bản tường trình.

- Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có rất nhiều người chết và bị thương.

- Một bạn đánh nhau với bạn.

- Bạn Hoa quên không mang sách bài tập Toán.

- Sáng qua, tổ 2 không trực nhật.

- Tổng kết buổi ngoại khóa mà lớp em đã tham gia.

- Nhà láng giềng lấn sang đất nhà em khi họ xây nhà mới.

Gợi ý trả lời:

Những trường hợp cần phải viết bản tường trình là:

- Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có rất nhiều người chết và bị thương.

- Một bạn đánh nhau với bạn.

- Nhà láng giềng lấn sang đất nhà em khi họ xây nhà mới.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nhận biết về đặc điểm, cách làm văn bản tường trình.

- Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình.

- Nắm được mục đích và quy cách làm một văn bản tường trình.

Ngày:09/01/2021 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM