Đi bộ ngao du Ngữ văn 8

Bài học "Đi bộ ngao du" dưới đây nhằm giúp các em hiểu được cách lập luận chặt chẽ, sinh động, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Đi bộ ngao du Ngữ văn 8

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả: 

- Ru xô (1792 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội có tư tưởng tiến bộ nước Pháp thế kỉ XVIII.

- Năm 14 ông tuổi học nghề thợ chạm khắc gỗ, rồi sống lang thang, làm đủ các nghề như dạy nhạc, làm đầy tớ, làm gia sư,...

- Nhờ thông minh, biết tự học và sáng tạo, ông đã trở thành nổi tiếng với khoảng 10 tác phẩm gồm nhạc kịch, tiểu thuyết, luận vấn, triết học, tiêu biểu nhất là hai tác phẩm: “Khế ước xã hội” và "Ê-min hay là về Giáo dục”.

- Quan điểm triết học của Ru-xô rất tiến bộ: đề cao con người tự nhiên, chống lại con người xã hội, đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ, tự do, lên án xã hội đương thời đã chà đạp, nô dịch và làm tha hóa con người.

b. Tác phẩm: 

- Văn bản "Đi bộ ngao du" xuất xứ từ quyển sách cuối cùng về tác phẩm "Ê-min hay là về giáo dục" năm 1972. Nhà văn bàn về truyện giáo dục một em bé từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành.

- Nêu lên một quan điểm muốn ngao du học hỏi, cần phải đi bộ.

- Bố cục có thể chia thành ba phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu đến "nghỉ ngơi" -> Đi bộ ngao du để có tự do.

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến "không thể làm tốt hơn" -> Đi bộ ngao du để trau dồi tri thức.

+ Phần 3: Còn lại -> Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Đi bộ ngao du để có tự do

- Ta thích đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng, bất cứ nơi nào ta thích ta lui lại đấy... Ta không bị lệ thuộc vào phương tiện đi lại hay bất cứ điều gì.

- Câu trần thuật,đại từ nhân xưng nói lên kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du.

- Dùng đại từ tác động vào lòng tin người đọc -> tác giả trực tiếp trải qua.

- Luận cứ phong phú, lí lẽ trình bầy xen kẽ với dẫn chứng tự nhiên. Xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và trải nghiệm cá nhân.

=> Đi bộ thoả mãn nhu cầu tự do đem lại cảm giác thoải mái.

2.2. Đi bộ ngao du để trau dồi tri thức

- Thiên nhiên thực chất chính là môi trường học rất rộng cho chúng ta, việc đi bộ vì thế sẽ mang lại những kiến thức phong phú. Đó là cả một kho tàng. Những kiến thức về nông nghiệp, về tự nhiên như những ngọn gió ùa vào qua cái cửa sổ trí tuệ mà con người khao khát.

- Đi bộ ngao du là cách mà con người trau dồi được tri thức một cách hồn nhiên ngoài trường lớp, ngoài sách vở thông thường.

- Cách học hỏi bằng cách gần gũi với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên này khác xa, khác hẳn với cách học giáo điều, hình thức.

-> Đi bộ sẽ tạo nên cho chúng ta khả năng học tập tri thức từ thiên nhiên chứ không phải bằng những sách vở khô khan. Thiên nhiên sống động, thiên nhiên toàn cảnh hoàn toàn không giống với những mô hình tượng trưng trong các phòng của "các ngài tự nhiên học". 

2.3. Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ

- Tác giả đã chỉ ra rằng việc đi bộ sẽ mang lại sức khỏe cho chúng ta. Quá trình đi bộ khiến tinh thần chúng ta được thư giãn hơn. Cách trình bày luận điểm này độc đáo ở chỗ tác giả đặt nó trong ý nghĩa kép của cuộc đi bộ ngao du. Việc tăng cường sức khỏe, do cách đặt vấn đề ấy như một tác dụng phụ, tác dụng bổ sung, một công đôi việc.

-> Đi bộ đúng cách sẽ giúp chúng ta không già đi theo thời gian mà còn trở nên trẻ hơn và tràn đầy sức sống. Nhờ đi bộ ngao du mà con người vốn già đi, nay trẻ lại cùng gương mặt tươi cười đến mức chính người trong cuộc không còn nhận ra mình nữa.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Ru- xô là người giản dị, yêu thiên nhiên, yêu tự do, khao khát hiểu biết.

- Về nghệ thuật: Các luận điểm rõ ràng, sắp xếp theo trình tự hợp lí, triển khai luận cứ rõ ràng phù hợp, kết hợp giữa lí luận và thực tế sinh động.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về văn bản "Đi bộ ngao du".

Gợi ý trả lời:

Văn bản "Đi bộ ngao du" của nhà văn Pháp giúp cho người đọc nhận ra được những lợi ích to lớn khi đi bộ. Quá trình đi bộ sẽ tốt cho học tập và cho cả sức khỏe, tinh thần thoải mái hơn. "Đi bộ ngao du" chỉ có giới hạn ở mục đích có chừng mực của nó mà thôi. Không thể tung hô nó trong tất cả các loại hành trình. "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Kết như thế là khéo, là rất thiết thực, vừa tầm. Kết quả của cuộc đi bộ ngao du được xác định không kém và không hơn như thế. Thông qua một bài văn được viết theo lối văn nhật dụng đời thường, ta thấy hiện ra một con người có văn hoá. Ấy là một Ru-xô giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. 

Câu 2: Em hiểu gì về quan điểm triết học của nhà văn Pháp Ru-xô.

Gợi ý trả lời:

- Quan điểm triết học của Ru-xô rất tiến bộ:

+ Đề cao con người tự nhiên, chống lại con người xã hội.

+ Đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ, tự do.

+ Lên án xã hội đương thời đã chà đạp, nô dịch và làm tha hóa con người.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu được mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ sinh động của nhà văn.

- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM