Viết bài Tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh Ngữ văn 8
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa được những kiến thức về văn thuyết minh. Từ đó, các em có thể tiến hành viết bài văn thuyết minh hay và đặc sắc nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Một số đề bài thuyết minh
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
- Thuyết minh về cái nón lá.
- Thuyết minh về cây lúa nước.
- Thuyết minh về cây bút bi.
- Thuyết minh về Vịnh Hạ Long,...
2. Yêu cầu
- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
- Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự,... làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng.
- Các phương pháp thuyết minh:
+ Nêu định nghĩa, giải thích.
+ Liệt kê.
+ Nêu ví dụ.
+ Dùng số liệu (con số).
+ So sánh đối chiếu.
+ Phân loại, phân tích.
3. Luyện tập
Câu 1: Em hãy lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về cây lúa nước.
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh - nền văn minh lúa nước.
b. Thân bài:
- Khái quát:
+ Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
+ Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
- Chi tiết:
+ Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
+ Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
+ Có hai vụ lúa: chiêm, mùa.
+ Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
+ Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.
+ Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
+ Ruộng phải sâm sấp nước.
+ Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
+ Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
- Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
+ Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
+ Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
+ Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
+ Lúa nếp non dùng để làm cốm.
+ Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
+ Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
- Thành tựu:
+ Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
+ Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
c. Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt.
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Câu 2: Em hãy viết bài văn thuyết minh về cái nón lá.
Gợi ý trả lời:
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá - tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.
Nón lá thường được biết đến là một vật dụng dùng để che mưa che nắng. Về nguồn gốc hình thành, nón lá chính thức có từ khi nào thì chúng ta còn chưa tìm hiểu được chính xác. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều làng nghề làm nón truyền thống ngàn đời như làng Đông Giao ở Phú Thọ, làng Phủ Cam (Huế),... Những làng nghề này ngoài việc sản xuất nón phục vụ nhu cầu thị trường, còn là những điểm tham quan du lịch để du khách có thể đến để tìm hiểu về lịch sử chiếc nón lá Việt Nam.
Nhìn chung, nón lá thường được cấu tạo đơn giản. Nón có thể được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá dừa hay lá cối,… nhưng phổ biến nhất vẫn là lá nón. Nón thường có hình chóp. Khung bên trong được đan bằng những nan tre nhỏ, sau đó bên ngoài sẽ bao quanh bởi lá nón, lớp vỏ bao quanh này được cố định bằng các sợi chỉ hay các sợi cước. Một bộ phận quan trọng khác của nón là dây đeo dây đeo, thường sẽ làm bằng vải mềm hoặc nhung lụa để có thể giữ ở dưới cằm khi đội.
Ở nước ta có rất nhiều địa phương làm nón lá nổi tiếng. Ở miền Bắc có làng Chuông, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Miền Trung có làng nón Ba Đồn Quảng Nam và đặc biệt là nón bài thơ của Thừa Thiên Huế. Với người Việt Nam đặc biệt là những người nông dân, nón lá là vật dụng cần thiết. Nón lá dùng để che nắng, che mưa khi làm đồng, dùng thay chiếc quạt khi nghỉ giải lao trên đồng ruộng.
Nón lá cũng là vật dụng mà mẹ chồng trao cho con dâu trước khi về nhà chồng để cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng trăm năm bền chặt. Đó cũng là món quà lưu niệm mà du khách nước ngoài mang về để tặng cho người thân. Nón được làm bằng lá nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, khi không dùng thì treo lên cao, tránh để rơi, dễ bị méo, thủng. Khi trời mưa có thể bọc ngoài nón một lớp túi bóng trắng mỏng, nếu bị ướt thì phơi khô tránh bị ố vàng.
Ngày nay có rất nhiều vật dụng như mũ, ô ra đời dần dần có thể thay thế nón nhưng hình ảnh chiếc nón vẫn chiếm một vị rí quan trọng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam để rồi mỗi chúng ta cần có thái độ tôn trọng nét đẹp truyền thống này.
(Sưu tầm)
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Củng cố nhận thức lí thuyết về văn bản thuyết minh, vận dụng sáng tạo một số văn bản thuyết minh, đảm bảo đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc có các yếu tố.
- Củng cố kĩ năng viết bài văn thuyết minh.
Tham khảo thêm
- doc Nhớ rừng - Thế Lữ Ngữ văn 8
- doc Ông đồ Ngữ văn 8
- doc Câu nghi vấn Ngữ văn 8
- doc Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Quê hương - Tế Hanh Ngữ văn 8
- doc Khi con tu hú Ngữ văn 8
- doc Câu nghi vấn (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Ngữ văn 8
- doc Tức cảnh Pác Bó Ngữ văn 8
- doc Câu cầu khiến Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ngữ văn 8
- doc Ôn tập về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Ngắm trăng Ngữ văn 8
- doc Đi đường Ngữ văn 8
- doc Câu cảm thán Ngữ văn 8
- doc Câu trần thuật Ngữ văn 8
- doc Chiếu dời đô Ngữ văn 8
- doc Câu phủ định Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (Tập làm văn) Ngữ văn 8
- doc Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8
- doc Hành động nói Ngữ văn 8
- doc Nước Đại Việt ta Ngữ văn 8
- doc Hành động nói (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Ôn tập về luận điểm Ngữ văn 8
- doc Bàn luận về phép học Ngữ văn 8
- doc Viết đoạn văn trình bày luận điểm Ngữ văn 8
- doc Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Thuế máu Ngữ văn 8
- doc Hội thoại Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Đi bộ ngao du Ngữ văn 8
- doc Hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Lựa chọn trật từ trong câu Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Ngữ văn 8
- doc Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) Ngữ văn 8
- doc Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 8
- doc Chữa lỗi diễn đạt Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Tổng kết phần văn (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Văn bản tường trình Ngữ văn 8
- doc Luyện tập làm văn bản tường trình Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo-tiết 2) Ngữ văn 8
- doc Văn bản thông báo Ngữ văn 8
- doc Tổng kết phần văn (tiếp theo - tiết 2) Ngữ văn 8
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 8
- doc Luyện tập làm văn bản thông báo Ngữ văn 8
- doc Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) Ngữ văn 8