Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức về thao tác lập luận so sánh. Từ đó, các em sẽ biết cách vận dụng thoa tác lập luận so sánh trong văn nói và văn viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Khái quát về thao tác lập luận so sánh
- Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
- Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
- Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.
- Các bước so sánh:
+ Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc.
+ Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.
+ Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.
+ Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Gợi ý trả lời:
Thể dục đối với cơ thể giúp cơ thể được vận động, tránh được sức ỳ, tạo ra sự lành mạnh về thể chất, bên cạnh đó thì cuốn sách hay chưa đựng nhiều vấn đề, buộc con người phải suy nghĩ, động não, tìm tòi. Vậy giống như thể dục đối với cơ thể, đọc cuốn sách hay giúp con người rèn luyện trí nhớ, tăng sức sáng tạo. Thể dục đối với cơ thể giúp khỏe mạnh về thể chất, đọc sách hay giúp con người phát triển về trí tuệ. Như vậy, chúng ta cần rèn luyện về thể chất song song với việc phát triển trí tuệ. Cần biết chọn lọc để có được cuốn sách hay. Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh. Trò chuyện với người bạn thông minh là được giao lưu với trí tuệ, bởi vì trò chuyện với người bạn thông minh giúp ta học hỏi nhiều cái hay; được thoải mái vui vẻ. Tương tự như vậy, sách là kho tàng tri thức nhân loại, đọc cuốn sách cũng là giao lưu với trí tuệ. Đọc sách hay giúp con người mở mang tri thức “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki). Tuy nhiên, sách cũng có loại sách xấu, cần lựa chọn khi đọc sách. Bạn hãy nhớ rằng đọc được cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người bạn thông minh.
Câu 2: Em hãy so sánh hình ảnh trăng trong hai bài thơ sau: "Đồng chí" của Chính Hữu và "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
Gợi ý trả lời:
- Điểm giống nhau:
+ Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng.
+ Đều là sự vật gần gũi, là người bạn thân thiết với con người.
- Điểm khác nhau:
+ Trăng trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu:
- Trăng hiện lên trong đêm phục kích chờ giặc của những người lính.
- Trăng như một chứng nhân của tình đồng chí đồng đội giữa những người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu gian khổ.
- Trăng là hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, là biểu tượng cho sự thanh bình của cuộc sống, là chất thơ vút lên giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
- Trăng còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: lạc quan và lãng mạn.
+ Trăng trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận:
- Trăng xuất hiện trong khung cảnh lao động đánh bắt cá ngoài khơi của người ngư dân.
- Trăng như cánh buồm chắp cánh cho niềm vui trong lao động, nâng bổng tinh thần hào hứng hăng say của con người.
- Trăng là nét vẽ tài tình tạo nên bức tranh sơn mài của biển đêm tráng lệ, rực rỡ sắc màu.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Củng cố những kiến thức về lập luận nói chung, lập luận so sánh nói riêng.
- Vận dụng lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.
- Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.
- Viết đoạn văn bàn về một vấn đề trong xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
- Có ý thức rèn luyện để sử dụng tốt thao tác lập luận so sánh trong các bài văn.
Tham khảo thêm
- docx Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11
- docx Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Ngữ Văn 11
- docx Tự tình (Bài II) Ngữ Văn 11
- docx Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Văn 11
- docx Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ Văn 11
- docx Thao tác lập luận phân tích Ngữ Văn 11
- doc Thương vợ Ngữ Văn 11
- doc Khóc Dương Khuê Ngữ văn 11
- doc Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11
- doc Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) Ngữ Văn 11
- doc Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11
- doc Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
- doc Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- doc Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- doc Chạy giặc Ngữ văn 11
- doc Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca)
- doc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- doc Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11
- doc Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
- doc Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều)
- doc Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- doc Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- doc Thao tác lập luận so sánh
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945
- doc Ngữ cảnh Ngữ Văn 11
- doc Hai đứa trẻ
- doc Chữ người tử tù Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11
- doc Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11
- doc Bản tin Ngữ văn 11
- doc Cha con nghĩa nặng (trích) Ngữ văn 11
- doc Vi hành (trích) Ngữ văn 11
- doc Tinh thần thể dục Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11
- doc Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11
- doc Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11
- doc Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11
- doc Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11