Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều)
eLib giới thiệu đến các em nội dung bài học Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ hay nhất đầy đủ và chi tiết nhất, mời các em cùng đọc và tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả Nguyễn Trường Tộ
- Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), người làng Bùi Chu, Hưng Nguyên, Nghệ An.
- Là người thạo cả Hán học lẫn Tây học
- Ông từng viết nhiều bản điều trần gởi lên triều đình yêu cầu thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước. Những bản điều trần đó được viết bằng văn phong sáng rõ, chặt chẽ; vừa thể hiện kiến thức sâu sắc, uyên bác, mới mẻ, vừa thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả.
1.2. Tác phẩm Xin lập khoa luật
- Xuất xứ: Trích từ bản điều trần số 27 - Tế cấp bát điều (tám việc cần làm gấp)
- Thể loại: Điều trần (văn nghị luận chính trị - xã hội) trình bày vấn đề theo từng điều, từng mục.
- Bố cục: 3 phần
-
Phần 1: (từ đầu đến "quốc dân giết"): Vai trò và trách nhiệm của luật pháp đối với xã hội.
-
Phần 2: (từ "Biết rằng" đến "chất phác"): Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật
-
Phần 3: (còn lại): Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Vai trò và trách nhiệm của luật pháp đối với xã hội
- Pháp luật đảm bảo cho trật tự xã hội và uy quyền của nhà cầm quyền bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hành chính. Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành và phát triển bằng pháp luật.
- Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội: dẫn ra việc thực hành pháp luật ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh - không có ai, kể cả vua chúa được đứng ngoài, đứng trên luật pháp, mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp. Những điều này đảm bảo cho nhà nước pháp quyền
2.2. Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật
- Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp, đến Khổng Tử cũng công nhận điều này
-
Chỉ nói suông trên giấy, ghi chép trên sách vở chỉ thêm rối trí
-
Làm tốt chẳng ai khen
-
Không làm hay, làm dở chẳng ai phạt
-
Các nhà nho cư xử còn kém hơn người quê mùa chất phác
2.3. Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức
- Thống nhất giữa đúng luật và đạo đức
-
Công bằng, luật pháp là đạo đức
-
Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư.
-
Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức, tôn trọng pháp luật là trọng đạo làm người.
3. Luyện tập
Câu 1: Hãy cho biết mục đích và đối tượng của bài Chiếu cầu hiền. Nội dung bài chiếu có phù hợp với mục đích và đối tượng ấy không ?
Gợi ý trả lời:
- Mục đích và đối tượng của bài chiếu : Thuyết phục người hiền, thực chất là các trí thức, nho sĩ Bắc Hà, hợp tác, tham gia chính sự với triều Tây Sơn. cần lưu ý là khi nhà Tây Sơn được thành lập, nhiều trí thức Bắc Hà đã ra cộng tác với triều đại mới, nhưng cũng có không ít trí thức, quan lại cũ của triều Lê - Trịnh đã có thái độ bất hợp tác, thậm chí chống lại Tây Sơn nên việc kêu gọi họ hợp tác với triều đại mới là việc làm cần thiết. Khi một triều đại mới thành lập, để thu hút hiền tài cộng tác, các vị đế vương thường xuống chiếu cầu hiền. Chẳng hạn năm 1429, Lê Lợi đã ban chiếu, hạ lệnh cho các đại thần tiến cử hiền tài cần nhớ lại trích đoạn văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 (Ngữ văn 10, tập hai) để nắm được ý thức tôn trọng nhân tài của các triều đại xưa.
- Theo tác giả bài chiếu, do những biến cố loạn lạc mà nhiều hiền tài đã giấu mình ẩn tiếng, không tham gia chính sự. Nhưng nay đất nước thanh bình, rất cần đến sự đóng góp trí tuệ, tài năng của họ. Tác giả, ở đây phải hiểu là vua Quang Trung, đã thể hiện là một người khiêm tốn, thực sự chân thành mong đợi sự cộng tác của các bậc hiền tài. Vì vậy mà trong bài chiếu, tác giả đề cao vai trò của hiền tài, không hề nhắc đến sự bất hợp tác có thể có ở một số người, nêu sự cần thiết cấp bách của người hiền tài đối với giai đoạn lịch sử mới, kêu gọi sự tự nguyện hoặc sự tiến cử, hứa hẹn ban thưởng. Nhìn chung, bài chiếu đã hướng đến mục tiêu và đối tượng bằng hệ thống các lập luận khá toàn diện, thái độ khiêm nhường, khéo léo, phù hợp vói mục đích và đối tượng.
Câu 2: Nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong bài chiếu. Tại sao tác giả lại sử dụng nhiều điển tích, điển cô như vậy ?
Gợi ý trả lời:
Đối tượng thuyết phục quy định ngôn ngữ của bài chiếu. Có thể nêu một số đặc điểm đáng chú ý về ngôn ngữ như sau :
- Tác giả sử dụng nhiều điển tích, điển cô Hán học vốn quen thuộc với mỗi trí thức thời xưa và do đó, giúp cho việc trình bày tư tưởng dễ dàng, súc tích hơn. (Có thể dễ đàng tìm các điển cố, điển tích trong bài chiếu và đọc các chú thích để hiểu)
- Sử dụng nhiều từ ngữ nói về nhân dân, đất nước, triều chính, tròi đất tạo nên một không gian gây ấn tượng trang nghiêm, hệ trọng, nhấn mạnh ý nghĩa xã hội cao cả và tầm vóc vũ trụ thiêng liêng của sự nghiệp dựng nước đang yêu cầu có sự cộng tác của người hiền tài.
Câu 3: Nhận xét về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung thể hiện qua bài chiếu.
Gợi ý trả lời:
Tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung : Vua Quang Trung, qua bài chiếu, hiện ra như một vị lãnh tụ có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành, tha thiết và lo lắng cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì sự nghiệp chung, ông hướng về tương lai, không gợi lại quá khứ khi mà có một số sĩ phu Bắc Hà không cộng tác với Tây Sơn.
4. Kết luận
- Bài viết thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
- Lập luận sắc sảo, chặt chẽ, vừa ngắn gọn, kiệm lời, vừa có tính chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn.
Tham khảo thêm
- docx Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11
- docx Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Ngữ Văn 11
- docx Tự tình (Bài II) Ngữ Văn 11
- docx Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Văn 11
- docx Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ Văn 11
- docx Thao tác lập luận phân tích Ngữ Văn 11
- doc Thương vợ Ngữ Văn 11
- doc Khóc Dương Khuê Ngữ văn 11
- doc Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11
- doc Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) Ngữ Văn 11
- doc Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11
- doc Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
- doc Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- doc Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- doc Chạy giặc Ngữ văn 11
- doc Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca)
- doc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- doc Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11
- doc Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
- doc Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- doc Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- doc Thao tác lập luận so sánh
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945
- doc Ngữ cảnh Ngữ Văn 11
- doc Hai đứa trẻ
- doc Chữ người tử tù Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11
- doc Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11
- doc Bản tin Ngữ văn 11
- doc Cha con nghĩa nặng (trích) Ngữ văn 11
- doc Vi hành (trích) Ngữ văn 11
- doc Tinh thần thể dục Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11
- doc Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11
- doc Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11
- doc Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11
- doc Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11