Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm vững và hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 11 học kì 1 trên cả hai phương diện lịch sử và thể loại. Từ đó, các em sẽ có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung ôn tập
1.1. Một số lưu ý
- Về mặt xã hội, sau gần nửa thế kỉ tiến hành chiến tranh xâm lược đến đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã bình định xong Việt Nam, ra sức củng cố bộ máy chính quyền. Từ chỗ hoạt động quân sự là chính, chúng chuyển mạnh sang hoạt động kinh tế, tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn, biến nước ta thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Từ Nam ra Bắc những đô thị, thị trấn có tính chất tư bản chủ nghĩa mọc lên, những tầng lớp xã hội mới xuất hiện: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, dân nghèo thành thị,...
- Thực dân Pháp đã áp đặt một hệ thống chính trị hết sức tàn bạo, vơ vét tài nguyên của đất nước, bóc lột thậm tệ nhân dân ta. Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống. Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Về mặt văn hóa: Từ sau những năm 20 TK XX, ngọn cờ văn hóa mới ngày càng lộng gió tâm hồn người trí thức Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức Tây học, Âu hóa với tinh thần dân chủ, dân tộc và đại chúng. Báo chí quốc ngữ tiếp tục phát triển, xuất hiện thêm nhiều từ báo mới như Thực nghiệp dân báo (1920), Khai hóa, Hữu thanh (1921), An Nam tạp chí (Tờ báo văn chương đầu tiên - 1926), Tiếng dân (1927), Thần chung (1929), Phụ nữ tân văn (1929). Theo đó, các loại hình văn hóa nghệ thuật mới lạ của Tây phương đều lần lượt ra mắt công chúng như kịch nói, điện ảnh (chiếu bóng), hội họa, điêu khắc, kiến trúc, xiếc, tạp kỹ, âm nhạc... Tất cả đã tạo nên những sắc màu mới lạ của một nền nghệ thuật hiện đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
1.2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng trong quá trình phát triển:
- Ở bộ phận công khai, có các xu hướng chính:
+ Văn học nô dịch, phản động, chống lại nhân dân, cam tâm làm tay sai cho Pháp, chống lại các phong trào yêu nước, cách mạng...
+ Văn học lãng mạn:
- Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi cá nhân, bất hoà với thực tại, tìm đến thế giới tình yêu quá khứ, nội tâm, tôn giáo.
- Thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, làm cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, thêm yêu quê hương đất nước...
- Hạn chế: ít gắn với đời sông chính trị văn hoá, sa vào đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan...
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thơ Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu... Văn xuôi: Hoàng ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân...
+ Văn học hiện thực:
- Phản ánh hiện thực khách quan: Đó là xã hội thuộc địa bất công, tố cáo lên án tầng lớp thống trị, phơi bày tình cảnh khốn khổ của nhân dânlao động, trí thức nghèo.. Có giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Hạn chế: Chưa thấy rõ tiền đồ của nhân dân lao động và tương lai của dân tộc.
- Tác giả tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao...
- Ở bộ phận văn học bất hợp pháp:
+ Văn học yêu nước cách mạng do các sĩ phu yêu nước, các cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng...
+ Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng.
+ Tác giả: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
- Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá phức tạp:
+ Do sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật.
+ Do sự phức tạp của tình hình xã hội, chính trị, tư tưởng...
- Văn học phát triển với tốc độ hết sức mau lẹ, phi thường:
+ Do sự thúc đẩy của thời đại.
+ Xã hội mới đòi hỏi văn học phải đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề trước đó chưa từng có.
+ Sức sông của dân tộc tiếp sức, chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước và cách mạng, của Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Sự thức tỉnh, trổi dậy mạnh của ý thức cái tôi cá nhân.
1.3. Phân biệt sự khác nhau giữa tiểu thuyết trung đại và hiện đại
- Tiểu thuyết trung đại:
+ Chữ Hán, chữ Nôm.
+ Chú ý đến sự việc, chi tiết.
+ Cốt truyện đơn tuyến.
+ Cách kể theo trình tự thời gian.
+ Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược.
+ Ngôi kể thứ 3.
+ Kết cấu chương hồi.
- Tiểu thuyết hiện đại:
+ Chữ quốc ngữ.
+ Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật.
+ Cốt truyện phức tạp, đa tuyến.
+ Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển của tâm lí, tâm trạng nhân vật.
+ Tâm trạng, tâm lí nhân vật phức tạp.
+ Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể.
+ Kết cấu chương đoạn.
1.4. Tình huống truyện trong các tác phẩm: Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí Phèo
- Tình huống là các quan hệ, những hoàn cảnh, những nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện. Sáng tạo tình huống đặc sắc là vấn đề then chốt của nghệ thuật viết truyện.
+ Vi hành: tình huống nhầm lẫn.
+ Tinh thần thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thực chất tốt đẹp và tai hoạ. Bắt buộc dân xem đá bóng, dân trốn chạy, thoái thác.
+ Chữ người tử tù: tình huống éo le, tử tù sắp bị tử hình - người cho chữ, quản ngục- người xin chữ. Cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.
+ Chí Phèo: Tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sông lương thiện và không được làm người lương thiện.
1.5. Nét đặc sắc trong nghệ thuật của các truyện: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo
- Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện - truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tác giả chủ yếu đi sâu vào tâm trạng và cảm giác của nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tinh tế...
- Chữ người tử tù: Cốt truyện đơn giản, Tạo tình huống éo le. Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ kể, tả vừa cổ kính, vừa hiện đại, rất tạo hình.
- Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, li kì. Cách kể, tả linh hoạt, biến hoá. Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật...
1.6. Quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn trong "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"
- Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm của nhân dân nhưng không lên án, không cho rằng Vũ Như Tô và Đan Thiềm là người có tội.
- Mâu thuẫn thứ hai chưa được giải quyết dứt khoát bởi đó là mâu thuẫn đã mang tính quy luật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ sĩ và xã hội -> cách giải quyết thoả đáng, tối ưu.
2. Phương pháp ôn tập
Học sinh có thể vận dụng những hình thức ôn tập như sau:
+ Lập đề cương ôn tập: nhằm củng cố, hệ thống những kiến thức đã học, tránh được việc bỏ sót một số tác phẩm.
+ Làm bài tập tại lớp.
+ Thảo luận ở lớp, có thể thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm.
+ Thuyết trình: nhằm giúp nhớ lâu hơn nội dung đã học.
3. Luyện tập
Câu 1: Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống trong tác phẩm "Vi hành"?
Gợi ý trả lời:
Sau khi đọc và tìm hiểu về tác phẩm "Vi hành", chúng ta sẽ phải ca ngợi sự sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo và sáng tạo của tác giả. Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng ở "Vi hành” một tình huống oái ăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đấy là tình huống nhầm lẫn: đôi trai gái Pháp trên tàu điện ngầm đã nhầm lẫn tác giả với Khải Định. Sư nhầm lẫn tuy có dụng ý, nhưng không phải là vô lí. Vì đối với người Tây thật khó phân biệt được những bộ mặt khác nhau của người da vàng. Đối với họ "vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy" có gì khác nhau (cũng như người Việt Nam ta rất khó phân biệt được những nét khác nhau của người Tây. Cũng da trắng, mũi lõ, mắt xanh như nhau cả). “Vi hành” là một tác phẩm văn chương đích thực, mặc dù người viết chỉ coi đó là một hành vi cách mạng. Nếu không có một trái tim yêu nước, không có lòng căm thù bọn phong kiến tay sai, bọn thực dân xâm lược, không có sự phẫn uất nhục nhã khi chứng kiến cảnh ô nhục của Khải Định thì sẽ không có tác phẩm “Vi hành” ra đời. Tuy nhiên cũng cần khẳng định, để làm nên thành công rực rỡ của tác phẩm “Vi hành” một phần là do sự hiểu biết sâu sắc về văn học phương Tây và một năng khiếu trời phú cho Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã sáng tạo được những phần nữa là tình huống nhẫm lẫn, vẽ nên bức chân dung trào phúng độc đáo về Khải Định. Tác phẩm được viết năm 1923, nhưng chúng ta thấy hoàn toàn có lí khi xếp nó vào dòng văn học cách mạng Việt Nam 1930 - 1945.
Câu 2: Em hãy nêu và phân tích những mâu thuẫn trong đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" của Nguyễn Huy Tưởng.
Gợi ý trả lời:
Sau khi tìm hiểu đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" chúng ta sẽ đau xót thay cho nhân vật Vũ Như Tô - một con người vừa đáng thương lại vừa đáng trách, đoạn trích còn thể hiện những mâu thuẫn xung đột gay cấn:
- Có thể nhận định được rằng chính là mâu thuẫn thứ nhất và đồng thời đây cũng chính là mâu thuẫn trực tiếp và thực tế nhất. Và thật đau xót khi nhân dân phải sống trong cảnh lầm than và cơ cực biết bao nhiêu. Hơn thế lại còn phải phục vụ biết bao công sức để giúp cho công việc xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua vô lại ăn chơi hưởng lạc. Và chính điều này thì không một người dân nào mà không căm phẫn. Nên có thể thấy được mâu thuẫn ở đây đó chính là mâu thuẫn giữa vua quan và nhân dân. Và mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi mà kết thúc bằng một cuộc đứng lên chiến đấu. Nhân dân nổi dậy bắt giết Lê Tương Dực và cả những cung tần mỹ nữ.
- Có thể nói mâu thuẫn thứ hai trong đoạn trích này không đâu khác đó chính là mâu thuẫn giữa những quan niệm nghệ thuật thuần túy lâu đời đối với cả những lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng lên một Cửu Trùng Đài. Có thể thấy được trong tác phẩm này dường như ta lại thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ và ông lại rất có tâm và hết lòng vì nghệ thuật. Có lẽ chính vì thế mà ông luôn luôn muốn cống hiến cho đất nước mình những công trình nghệ thuật đẹp đẽ. Thế nhưng bản thân ông chính là một người nghệ sĩ ông lại như không nhận thức cho ra được mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cả đời sống cho nên chính ông cũng đã mắc sai lầm và dẫn tới cái chết thương tâm. Hay ở cả nhân vật Đan Thiềm cô đã cho lời khuyên Vũ Như Tô nhưng lại không hề vì một mục đích nào khác. Cô như một người bạn tri kỷ của Vũ Như Tô những cũng chính vì không nhận thức được mối quan hệ đó nên cũng đã có kết cục thảm hại.
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm vững được những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11.
- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức ấy trên hai phương diện lịch sử và thể loại.
- Năng lực hệ thống các tác phẩm đã học theo thể loại, nắm được hồn cốt của những văn bản đã học.
- Ý thức học tập có khoa học, biết tự củng cố, hệ thống kiến thức đã học.
Tham khảo thêm
- docx Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11
- docx Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Ngữ Văn 11
- docx Tự tình (Bài II) Ngữ Văn 11
- docx Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Văn 11
- docx Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ Văn 11
- docx Thao tác lập luận phân tích Ngữ Văn 11
- doc Thương vợ Ngữ Văn 11
- doc Khóc Dương Khuê Ngữ văn 11
- doc Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11
- doc Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) Ngữ Văn 11
- doc Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11
- doc Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
- doc Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- doc Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- doc Chạy giặc Ngữ văn 11
- doc Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca)
- doc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- doc Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11
- doc Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
- doc Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều)
- doc Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- doc Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- doc Thao tác lập luận so sánh
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945
- doc Ngữ cảnh Ngữ Văn 11
- doc Hai đứa trẻ
- doc Chữ người tử tù Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11
- doc Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11
- doc Bản tin Ngữ văn 11
- doc Cha con nghĩa nặng (trích) Ngữ văn 11
- doc Vi hành (trích) Ngữ văn 11
- doc Tinh thần thể dục Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11
- doc Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11
- doc Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11
- doc Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Ngữ văn 11
- doc Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11