Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11
Bài học cho các em biết được ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống. eLib giới thiệu đến các em bài học với đầy đủ nội dung chi tiết và hay nhất, mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Công Trứ
- Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn
- Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến chính trị, quân sự. Thế nhưng con đường làm quan lại trắc trở, gập ghềnh, thăng giáng thất thường
- Là người ưa tự do, phóng túng, có cá tính có bản lĩnh, ngông ngạo
- Là người yêu nước thương dân có nhiều đóng góp cho đất nước
- Các tác phẩm chính:
-
Các sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm với nhiều thể loại thơ, phú, câu đối, hát nói
-
Riêng thơ Đường luật có khoảng 150 bài
- Đặc điểm sáng tác:
-
Tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, triết lí sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc
-
Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đưa hát nói trở thành thể loại văn học dân tộc
⇒ Cùng với Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là một trong hai thi sĩ nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19
2. Đôi nét về tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
2.1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết sau năm 1848, khi tác giả cáo quan về ở ẩn
2.2. Bố cục
- Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp
- Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ
- Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch
2.3. Giá trị nội dung
- Bài thơ khẳng định ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống
2.4. Giá trị nghệ thuật
- Cách gieo vần, các câu thơ thuần Hán , thuần Việt được đan cài vào nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ
- Số âm tiết qua cách nói cách hát thể hiện sự phóng khoáng của cá nhân, nghệ thuật điệp từ.
3. Phân tích Bài ca ngất ngưởng
3.1. Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp
- Câu thơ đầu là lời tuyên ngôn về lẽ sống, lời khẳng định chắc nịch tràn đầy niềm tự hào kiêu hãnh về tài năng xuất chúng của mình
- Tác giả cũng không ngần ngại đem tài năng của mình vào vòng trói buộc của công danh, sự nghiệp những mong thể hiện hoài bão vì dân vì nước, khẳng định tài năng của mình
- Hàng loạt các chức vụ được liệt kê trong niềm tự hào kiêu hãnh: khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,....
- Trong cái vòng trói buộc ấy, tác giả vẫn thể hiện được lí tưởng của mình, giữ vững bản lĩnh, cá tính. Ông tự nhận mình là kẻ ngất ngưởng trong chốn quan trường
⇒ Giọng văn hơi khoa trương nhưng không gây khó chịu cho người đọc bởi tài năng thực sự, phẩm chất của tác giả. Suốt cuộc đời làm quan ông đã cống hiến hết mình, sống đúng chất là một tay ngất ngưởng chốn quan trường
3.2. Ngất ngưởng trong lối sống suy nghĩ
- Ngất ngưởng khi cáo quan
-
Trả lại mũ ấn về quê vui thú cái tôi ngất ngưởng được thoả sức tung hoành
-
Rời chốn quan trường bắt đầu chặng đường mới mà giọng văn khoan khoái không chút buồn phiền
-
Không ngựa ngựa, xe xe, cụ Thượng Trứ thong dong cưỡi bò dong duổi khắp kinh kì
- Ngất ngưởng trong thú chơi, trong quan niệm sống, trong lối sống
-
Trước sự biến động của xã hội và sự thăng trầm của cuộc đời, Nguyễn Công Trứ đã đưa ra một triết lí tự nhiên, ung dung, tự tại và một lối sống lấy sự hưởng lạc làm lẽ tồn tại
-
Ông đem giáo lí của đạo Phật, đạo tiên và cách sống theo thói trần tục ra để phủ nhận khi so sánh với thú vui của cuộc sống trần thế: khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, không Phật, không tiên, không vướng tục
⇒ Nguyễn Công Trứ là tấm gương mẫu mực về cái tài, cái tâm
3.3. Câu kết
- Đó là lời khẳng định chắc nịch về một đời ngất ngưởng của ông Hi Văn mang đầy vẻ thách thức với đời, với đám quan lại trong triều thối nát
- Hình thức diễn đạt mang dáng dấp của câu hỏi làm tăng tính khẳng định cho câu thơ
4. Luyện tập
Câu 1: Hãy tìm nghĩa của từ ngất ngưởng trong bài "Bài ca ngất ngưởng".
Gợi ý trả lời:
Các đoạn, câu trong bài hát nói cho biết nghĩa của từ ngất ngưởng:
- Đoạn đầu, tác giả kể một cách khái quát các chặng đường làm quan và cho biết “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Có thể đoán, sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là bản lĩnh coi việc làm quan như bị trói buộc hay giam hãm trong lồng cũi. Sở dĩ phải làm quan vì đó là vị trí cần có để nhà nho thực hiện trách nhiệm với đời và do đó, kể cả khi làm quan, ông vẫn giữ lối sống tự do, không chấp nhận ra luồn vào cúi: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông".
- Ngất ngưởng cũng còn có nghĩa là sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận (hai sự việc : cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa và cùng các cô hầu gái lên chùa). Ồng khái quát thái độ bình thản của mình trước mọi chuyện được mất, khen chê. Ông muốn là một người tự nhiên, không muốn sống như Tiên, Phật cao siêu mà cũng không phải là kẻ phàm tục, tầm thường. Như vậy, ngất ngưởng có ý nghĩa tích cực vì thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.
Câu 2: Nguyễn Công Trứ tự đánh giá như thế nào về sự ngất ngưởng của mình ? Ý nghĩa của phong cách sống ngất ngưởng được nêu lên trong bài hát nói này ?
Gợi ý trả lời:
- Nguyễn Công Trứ tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng vì: Một mặt, với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt tại nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào, mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi. Nhưng mặt khác, ồng lại giữ được bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính của mình.
- Ngất ngưởng mà Nguyễn Công Trứ nói đến ở đây là một quan niệm sống tích cực. Ngất ngưởng là cách phá vỡ sự trang nghiêm, đạo mạo đến giả tạo, khó khan, lạnh lùng. Ngất ngưởng là sự tự nhiên, chân thực, không màu mè, cao đạo, không đứng cao hơn nhân quần. Ngất ngưởng còn là thái độ, là bản lĩnh dám là mình, không chấp nhận khuôn khổ chật hẹp, cứng nhắc.
Câu 3: Nêu những nét tự do của thể hát nói so với thể thơ Đường luật.
Gợi ý trả lời:
Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so với thể thơ Đường luật, về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng ngoại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu). Số chữ của mồi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà khá uyển chuvển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ. về vần, cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhung bài hát nói không quy định khắt khe về đối. Cũng không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thể thơ Đường luật. Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích họp với việc diễn đạt những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.
5. Kết luận
- Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
- Ở Bài ca ngất ngưởng bên cạnh yếu tố hát của nhịp điệu giàu chất nhạc là yếu tố nói đậm ngôn ngữ đời sống.
- Biện pháp nghệ thuật điệp từ được sử dụng linh hoạt góp phần diễn tả nội dung.
- Thể loại hái nói dưới bàn tay ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ đã được phá cách hơn.
Tham khảo thêm
- docx Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11
- docx Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Ngữ Văn 11
- docx Tự tình (Bài II) Ngữ Văn 11
- docx Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Văn 11
- docx Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ Văn 11
- docx Thao tác lập luận phân tích Ngữ Văn 11
- doc Thương vợ Ngữ Văn 11
- doc Khóc Dương Khuê Ngữ văn 11
- doc Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11
- doc Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) Ngữ Văn 11
- doc Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
- doc Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- doc Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- doc Chạy giặc Ngữ văn 11
- doc Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca)
- doc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- doc Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11
- doc Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
- doc Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều)
- doc Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- doc Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- doc Thao tác lập luận so sánh
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945
- doc Ngữ cảnh Ngữ Văn 11
- doc Hai đứa trẻ
- doc Chữ người tử tù Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11
- doc Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11
- doc Bản tin Ngữ văn 11
- doc Cha con nghĩa nặng (trích) Ngữ văn 11
- doc Vi hành (trích) Ngữ văn 11
- doc Tinh thần thể dục Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11
- doc Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11
- doc Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11
- doc Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11
- doc Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11