Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Tia phân giác của góc

Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Tia phân giác của góc sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập hai.

Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Tia phân giác của góc

1. Giải bài 30 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

Trên cùng một nửa mặt phẳng chứa bờ \(Ox,\) vẽ tia Ot sao cho góc  \(\widehat{xOt}=25^0,\) \(\widehat{xOy}=50^0\) 

a) Tia \(Ot\) có nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\) không?

b) So sánh góc \(tOy\) và góc \(xOt.\)

c ) Tia \(Ot\) có là tia phân giác của góc \(xOy\) không? Vì sao?

Phương pháp giải

a) Để chứng minh tia \(Ot\) có nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\) ta chứng minh \(\widehat{xOt}<\widehat{xOy}\).

b) Tính \(\widehat{tOy}\) rồi so sánh.

c) Để chỉ ra tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) ta cần có hai điều kiện sau:

  • Tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oy\)
  • \(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}\)

Hướng dẫn giải

Câu a:

Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia \(Ox\) có  \(\widehat{xOt}<\widehat{xOy}\) (vì \(25^0<50^0)\) nên tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\) (1)

Câu b:

Vì tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox,Oy\) nên:

\(\widehat{xOt}\)\(+\widehat{yOt}\)= \(\widehat{xOy}\)                 

Thay số ta được: \(25^0+ \widehat{tOy}=50^0\)

Suy ra  \(\widehat{tOy}=50^0-25^0=25^0\)

Vậy \(\widehat{xOt}=\widehat{tOy}\,(=25^0)\)  (2)

Câu c:

Từ (1) và (2) ta có: Tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\) và  \(\widehat{xOt}=\widehat{tOy}\) nên \(Ot\) là tia phân giác của góc  \(xOy.\)

2. Giải bài 31 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

a) Vẽ góc \(xOy\) có số đo \(126^0\) 

b) Vẽ tia phân giác của góc \(xOy\) ở câu a.

Phương pháp giải

a) Dùng đo độ để vẽ góc khi biết số đo.

b) Vẽ tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\).

Nếu tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) thì  \(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}=\dfrac{\widehat{xOy}}2\). Ta tính được góc \(\widehat{xOz}\). Từ đó vẽ \(\widehat{xOz}\) bằng đo độ khi biết số đo.

Hướng dẫn giải

Câu a:

Dùng thước đo góc ta vẽ được góc \(xOy = 126^0\)

Cách vẽ:

- Vẽ tia \(Ox\)

- Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với gốc \(O\) của tia \(Ox\) và tia \(Ox\) đi qua vạch \(0\) của thước.

- Kẻ tia \(Oy\) đi qua vạch \(126\) độ của thước đo góc. Vậy ta được góc \(xOy=126^0\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu b:

Vì tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) 

Nên \(\widehat{xOz}\) = \(\widehat{ zOy}\) = \(\dfrac{\widehat{xOy}}2\)\(=\dfrac{126^0}{2}=63^0\)

Cách vẽ: 

- Đặt thước đo góc trên nửa mặt phẳng (cùng phía với tia \(Oy\)) bờ là đường thẳng chứa tia \(Ox\) sao cho tâm của thước trùng với đỉnh \(O\) của góc \(xOy\) và tia \(Ox\) đi qua vạch \(0\) của thước .

- Kẻ tia \(Oz\) đi qua vạch \(63\) độ của thước thì \(Oz\) chính là tia phân giác của góc \(xOy.\) 

3. Giải bài 32 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

 Khi nào ta kết luận được tia \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy\)? Trong những câu trả lời sau, em hãy chọn những câu đúng:

a)  \(\widehat{xOt}\) = \(\widehat{yOt}\)

b)\(\widehat{xOt}+\widehat{tOy}=\widehat{xOy}\)

c) \(\widehat{xOt}\)\(+\widehat{tOy}\) \(=\widehat{xOy}\) và \(\widehat{xOt}\) \(=\widehat{yOt}\) 

d) \(\widehat{xOt}\)\(=\widehat{yOt}\) \(=\dfrac{1}2\widehat{xOy}\)

Phương pháp giải

Để chỉ ra tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) ta cần có hai điều kiện sau:

  • Tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oy\)
  • \(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}\)

Hướng dẫn giải

Câu a:

Sai vì thiếu \(Ot\) nằm giữa \(Ox\) và \(Oy\)

Câu b:

Sai vì thiếu \(\widehat{xOt}\) = \(\widehat{yOt}\)

Câu c:

Đúng

Vì \(\widehat{xOt}\)\(+\widehat{tOy}\) \(=\widehat{xOy}\) ta suy ra tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\)

Lại có \(\widehat{xOt}\) \(=\widehat{yOt}\) nên tia \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy\) 

d) Đúng

Vì \(\widehat{xOt}\)\(=\widehat{yOt}\) \(=\dfrac{1}2\widehat{xOy}\)

Nên \(\widehat{xOt}\)\(+\widehat{yOt}\) \(=\dfrac{1}2\widehat{xOy}+\dfrac{1}2\widehat{xOy}=\widehat{xOy}\) 

Hay \(\widehat{xOt}\)\(+\widehat{yOt}=\widehat{xOy}\) nên tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\)

Lại có \(\widehat{xOt}\) \(=\widehat{yOt}\) nên tia \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy\)  

4. Giải bài 33 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

Vẽ hai góc kề bù \(xOy, yOx',\) biết \(\widehat{xOy}=130^0\). Gọi \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy.\) Tính số đo góc \(\widehat{x'Ot}\).

Phương pháp giải

- Hai góc kề bù là hai góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180 độ.

- Nếu tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) thì  \(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}=\dfrac{\widehat{xOy}}2\)

Hướng dẫn giải

Vì \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy\) nên:

\(\widehat{xOt} = \widehat {tOy} \)\(= \dfrac{1}2\widehat{xOy}\) \(=\dfrac{130^{0}}2=65^0\)

Vì hai góc \(xOy, yOx'\) kề bù nên \( \widehat {xOy} + \widehat {yOx'} = {180^0}=\widehat {xOx'}\)

Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng \(xx'\), ta có \(\widehat {xOt}<\widehat {xOx'} \,\,({65^0}<{180^0} )\) nên tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Ox'\) 

Do đó:  

\(\widehat {xOt} + \widehat {x'Ot} = \widehat {xOx'} \)
\(\Rightarrow \widehat {x'Ot} = \widehat {xOx'} - \widehat {xOt} \)\(= {180^0} - {65^0} = {115^0} \)

5. Giải bài 34 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

Vẽ hai góc kề bù \(xOy\) và \(yOx',\) biết \(\widehat{xOy}=100^0\) . Gọi \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy\) và \(Ot'\) là tia phân giác của góc \(x'Oy.\) Tính số đo các góc \(x'Ot, xOt', tOt'.\) 

Phương pháp giải

- Hai góc kề bù là hai góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180 độ.

- Nếu tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) thì  \(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}=\dfrac{\widehat{xOy}}2\)

Hướng dẫn giải

Hai góc \(xOy\) và \(x'Oy\) là hai góc kề bù nên \(\widehat{xOy}+\widehat{x'Oy}=180^0\) mà \(\widehat{xOy}=100^0\) nên \(\widehat{x'Oy}=180^0-\widehat{xOy}\)\(=180^0-100^0=80^0\) 

Vì \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy\) nên \(\displaystyle \widehat {xOt} = \widehat {tOy} = {{\widehat {xOy}} \over 2}\)\( \displaystyle = {{{{100}^0}} \over 2} = {50^0}\)

Vì \(Ot'\) là tia phân giác của góc \(x'Oy\) nên \(\displaystyle \widehat {x'Ot'} = \widehat {t'Oy} \)\(\displaystyle = {{\widehat {x'Oy}} \over 2} = {{{{80}^0}} \over 2} = {40^0}\)

- Góc \(x'Ot\) và góc \(xOt\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {x'Ot} + \widehat {xOt}=180^0\)

Suy ra \(\widehat {x'Ot}=180^0-\widehat {xOt}=180^0-50^0=130^0\)

- Góc \(xOt'\) và góc \(x'Ot'\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {xOt'} + \widehat {x'Ot'}=180^0\)

Suy ra \(\widehat {xOt'}=180^0-\widehat {x'Ot'}=180^0-40^0=140^0\)

- Vì tia \(Ot'\) nằm giữa hai tia \(Ox'\) và \(Oy,\) tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\)

Lại có hai góc \(xOy\) và \(x'Oy\) là hai góc kề bù nên tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Ox'\)

Suy ra tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ot\) và \(Ot'\)

Do đó \(\widehat {yOt'} + \widehat {yOt}=\widehat {t'Ot}\)

Suy ra \(\widehat {t'Ot}=50^0+40^0=90^0\)

6. Giải bài 35 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

Vẽ góc bẹt \(xOy.\) Vẽ tia phân giác \(Om\) của góc đó. Vẽ tia phân giác \(Oa\) của góc \(xOm.\) Vẽ tia phân giác \(Ob\) của góc \(mOy.\) Tính số đo góc \(aOb.\) 

Phương pháp giải

- Góc bẹt là góc có số đo bằng 180 độ. 

- Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau và bằng \(\dfrac{1}{2}\) góc đó.

Hướng dẫn giải

 

Tia \(Oa\) là tia phân giác của góc \(xOm\) nên \(\widehat{ aOm}=\dfrac{\widehat{xOm}}2\)

Tia \(Ob\) là tia phân giác của góc \(yOm\) nên \(\widehat{bOm}=\dfrac{\widehat{yOm}}2\).

Tia  \(Om\) nằm giữa hai tia \(Oa, Ob\) do đó: \(\widehat{aOb}\)= \(\widehat{aOm}+\widehat{bOm}\) 

\( = \dfrac{1}{2}\left( {\widehat {xOm} + \widehat {yOm}} \right) = \dfrac{1}{2}\widehat {xOy}\)

\( = \dfrac{1}{2}.180^\circ  = 90^\circ \)

7. Giải bài 36 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

Cho hai tia \(Oy,Oz\) cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ox.\) Biết: \(\widehat{ xOy}=30^0,\) \(\widehat{ xOz}=80^0.\) Vẽ tia phân giác \(Om\) của \(\widehat {xOy}\). Vẽ tia phân giác \(On\) của \(\widehat {yOz}\). Tính \(\widehat {mOn}\) 

Phương pháp giải

- Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia \(Ox\) có hai tia \(Oy, Oz\) mà \(\widehat{xOy}< \widehat{xOz}\) thì tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox, Oz.\)

- Sử dụng công thức cộng góc

- Sử dụng: Nếu tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) thì  \(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}=\dfrac{\widehat{xOy}}2\)

Hướng dẫn giải

Vì hai tia \(Oy, Oz\) cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia \(Ox\) mà 

\(\widehat{ xOy}\)<  \(\widehat{ xOz}\) \((30^0<80^0)\) nên tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox, Oz.\)

Do đó  \(\widehat{ xOy}\)+ \(\widehat{ yOz}\)= \(\widehat{ xOz}\)  

Suy ra  \(\widehat{ yOz}=\widehat{ xOz}-\widehat{ xOy}\)\(= 80^0-30^0=50^0\) 

Ta có tia \(Om\) là tia phân giác của góc \(xOy\) nên: \(\widehat {xOm} = \widehat {mOy} \)\(= \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} = \dfrac{{{{30}^0}}}{2} = {15^0}\)

Tia \(On\) là tia phân giác của góc \(yOz\) nên: \(\widehat {yOn} = \widehat {nOz} = \dfrac{{\widehat {yOz}}}{2} \)\(= \dfrac{{{{50}^0}}}{2} = {25^0}\)

Vì tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox,Oz\) mà tia \(On\) là tia phân giác góc \(zOy\), tia \(Om\) là tia phân giác góc \(xOy\) nên \(Om\) và \(On\) nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là tia \(Oy\). Do đó tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Om, On\), suy ra: 

\(\widehat{mOn}\) =\(\widehat{mOy}\) + \(\widehat{yOn}\) \( = {15^0} + {25^0} = {40^0}\)

8. Giải bài 37 trang 87 SGK Toán 6 tập 2

Cho hai tia \(Oy, Oz\) cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia \(Ox.\) Biết rằng \(\widehat{xOy}=30^0\) , \(\widehat{xOz}=120^0.\)

a) Tính số đo góc \(yOz.\) 

b) Vẽ tia phân giác \(Om\) của \(\widehat{xOy}\), tia phân giác \(On\) của \(\widehat{xOz}\). Tính số đo góc \(mOn.\)

Phương pháp giải

a) - Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia \(Ox\) có hai tia \(Oy, Oz\) mà \(\widehat{xOy}< \widehat{xOz}\) thì tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox, Oz.\)

- Sử dụng công thức cộng góc.

b) Sử dụng: Nếu tia \(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) thì

\(\widehat{xOz}=\widehat{yOz}=\dfrac{\widehat{xOy}}2\)

Hướng dẫn giải

Câu a:

Do hai tia \(Oy, Oz\) cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia \(Ox,\) mà: \(\widehat {xOy} < \widehat {xOz}\) \((30^0<120^0)\) nên ta có tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox, Oz,\) từ đó ta có:

\(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz} \)\(\Rightarrow \widehat {yOz} = \widehat {xOz} - \widehat {xOy}\) 

\(\widehat{yOz}=120^0-30^0=90^0\)

Câu b:

Ta có tia \(Om\) là tia phân giác của góc \(xOy\) nên:

\(\widehat {xOm} = \widehat {yOm} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} \)\(= \dfrac{{{{30}^0}}}{2} = {15^0}\)

Ta có tia \(On\) là tia phân giác của góc \(xOz\) nên ta có:

\(\widehat {xOn} = \widehat {nOz} = \dfrac{{\widehat {xOz}}}{2} \)\(= \dfrac{{{{120}^0}}}{2} = {60^0}\)

Do hai tia \(Om, On\) cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia \(Ox,\) mà: \(\widehat {xOm} < \widehat {xOn}\) \((15^0<60^0)\) nên ta có tia \(Om\) nằm giữa hai tia \(Ox, On,\) từ đó ta có:

\(\widehat {xOm} + \widehat {mOn} = \widehat {xOn}\)

\(\Rightarrow \widehat {mOn} = \widehat {xOn} - \widehat {xOm} \)\(= {60^0} - {15^0} = {45^0}\)

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM