Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Góc
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Góc sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập hai.
Mục lục nội dung
Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Góc
1. Giải bài 6 trang 75 SGK Toán 6 tập 2
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox,Oy là ..... Điểm O là.... Hai tia Ox,Oy là...
b) Góc RST có đỉnh là ....., có hai cạnh là ....
c) Góc bẹt là ...
Phương pháp giải
Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
Hướng dẫn giải
Câu a
Hình gồm hai tia chung gốc Ox,Oy là góc xOy. Điểm O là đỉnh của góc xOy. Hai tia Ox,Oy là hai cạnh của góc.
Câu b
Góc RST có đỉnh là S; có cạnh là SR và ST.
Câu c
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
2. Giải bài 7 trang 75 SGK Toán 6 tập 2
Quan sát hình 7 rồi điền vào bảng sau:
Phương pháp giải
Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
Hướng dẫn giải
3. Giải bài 8 trang 75 SGK Toán 6 tập 2
Đọc và kí hiệu tên các góc ở hình 8. Có tất cả bao nhiêu góc ?
Phương pháp giải
Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
Hướng dẫn giải
Góc BAC, kí hiệu ˆBAC
Góc CAD, Kí hiệu ˆCAD
Góc BAD, kí hiệu ˆBAD
Có tất cả 3 góc.
4. Giải bài 9 trang 75 SGK Toán 6 tập 2
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
Khi hai tia Oy,Oz không đối nhau, điểm A nằm trong góc yOz nếu tia OA nằm giữa hai tia...
Phương pháp giải
Khi hai tia Ox,Oy không đối nhau, điểm M là điểm nằm bên trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa Ox và Oy.
Khi đó ta còn nói: Tia OM nằm trong góc xOy.
Hướng dẫn giải
Khi hai tia Oy,Oz không đối nhau, điểm A nằm trong góc yOz nếu tia OA nằm giữa hai tia Oy,Oz.
5. Giải bài 10 trang 75 SGK Toán 6 tập 2
Lấy ba điểm không thẳng hàng A,B,C.
Gạch chéo phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm trong cả 3 góc BAC, ACB,CBA.
Phương pháp giải
Xác định phần mặt phẳng bên trong cả ba góc ABC,BAC,ACB rồi gạch chéo phần đó.
Hướng dẫn giải
- Gạch phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc BAC
- Gạch phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc ACB
- Gạch phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc ABC
Suy ra phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong cả ba góc BAC,ACB,CBA là phần chung của 3 phần trên và là phần trong của tam giác ABC.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Nửa mặt phẳng
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Số đo góc
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Khi nào góc xOy + góc yOz= góc xOz?
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Vẽ góc cho biết số đo
- doc Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Tia phân giác của góc
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Đường tròn
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Tam giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập phần Hình học