Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Khi nào góc xOy + góc yOz= góc xOz?

Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Khi nào góc xOy + góc yOz= góc xOz? sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập hai.

Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Khi nào góc xOy + góc yOz= góc xOz?

1. Giải bài 18 trang 82 SGK Toán 6 tập 2

Hình 25 cho biết tia OA nằm giữa hai tia OB và OC, \(\widehat{BOA}= 45^{0}, \widehat{AOC}= 32^{0}\). Tính  \(\widehat{BOC}\). Dùng thước đo góc để kểm tra lại.

Phương pháp giải

Nếu Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\).

Hướng dẫn giải

Vì tia OA nằm giữa hai tia OB, OC nên

 \(\widehat{BOC} =\widehat{BOA}+\widehat{AOC}=45^{0}+32^{0} =77^{0}\)

2. Giải bài 19 trang 82 SGK Toán 6 tập 2

Hình 26 cho biết hai góc kề bù \(xOy\) và \(yOy',\) \(\widehat{xOy} = 120^{0}\) . Tính \(\widehat{yOy'}\)

Phương pháp giải

Chú ý: Hai góc kề bù là hai góc có tổng số đo bằng 180 độ

Hướng dẫn giải

Hai góc \(xOy\) và \(yOy'\)  kề bù nên \(\widehat{xOy} +\widehat{yOy'}= 180^{0}\)

suy ra: \(\widehat{yOy'}= 180^{0} -\widehat{xOy}\)\( =180^{0}-120^{0}=60^{0}\) 

3. Giải bài 20 trang 82 SGK Toán 6 tập 2

Hình 27 cho biết tia \(OI\) nằm giữa hai tia \(OA, OB,\) \(\widehat{AOB}= 60^{0}, \widehat{BOI}= \dfrac{1}{4}\widehat{ AOB}\). Tính số đo góc \(BOI\) và \(AOI.\) 

Phương pháp giải

Nếu \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oz\) thì \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\). 

Hướng dẫn giải

Ta có \(\widehat{BOI}= \dfrac{1}{4}\widehat{ AOB}=\dfrac{1}{4}.60^{0}=15^{0}\) 

Do tia \(OI\) nằm giữa hai tia \(OA, OB\) nên  \(\widehat{AOI}+\widehat{ BOI}=\widehat{AOB}\)

Suy ra  \(\widehat{AOI} + 15^{0}= 60^{0}\) hay \(\widehat{AOI}= 60^{0}-  15^{0}=45^{0}\)

4. Giải bài 21 trang 82 SGK Toán 6 tập 2

a) Đo các góc ở hình 28 a,b.

b) Viết tên các cặp góc phụ nhau ở hình 28b. 

Phương pháp giải

Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90 độ.

Hướng dẫn giải

Câu a

Hình a: \(\widehat{xOy}= 63^{0};\widehat{yOz}= 27^{0}\) ;\(\widehat{xOz}= 90^{0} \)

Hình b: \(\widehat{aOb}= 30^{0};\) \(\widehat{bOc }= 45^{0}; \widehat{cOd}= 15^{0}; \widehat{aOc }= 75^{0};\) 

\(\widehat{bOd}= 60^{0};\widehat{aOd}=90^{0}\);

Câu b

Các cặp góc phụ nhau ở hình 28b là:

\(\widehat{aOb }\) và \(\widehat{bOd}\) (vì \(\widehat{aOb }+\widehat{bOd}=30^0+60^0=90^{0})\)

\(\widehat{aOc}\) và \(\widehat{cOd}\) (vì \(\widehat{aOc}+\widehat{cOd}=75^0+15^0= 90^{0})\)

5. Giải bài 22 trang 82 SGK Toán 6 tập 2

a) Đo các góc ở hình 29,30.

b) Viết tên các góc bù nhau ở hình 30.

Phương pháp giải

Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180 độ.

Hướng dẫn giải

Câu a

Hình 29 ta có: \(\widehat {xOy} = {147^0};\widehat {yOz} = {33^0};\widehat {xOz} = {180^0}\)

Hình 30 ta có: \(\widehat{aAb}=133^{0}; \widehat{bAc}= 27^{0};\widehat{cAd}=20^{0}\)

\(\widehat{aAc}=160^{0}; \widehat{bAd}= 47^{0};\widehat{aAd}=180^{0}\).

Câu b

Các cặp góc bù nhau ở hình 30 là: 

\(\widehat{aAb}, \widehat{bAd}\) ( vì \(\widehat{aAb} + \widehat{bAd}\)  \(= 133^0  + 47^0  = 180^0 \))

\(\widehat{aAc}, \widehat{cAd}\) (vì \(\widehat{aAc}+ \widehat{cAd}\) \(=160^0+20^0=180^0\))

6. Giải bài 23 trang 82 SGK Toán 6 tập 2

Hình 31 cho biết  hai tia \(AM\) và \(AN\) đối nhau,\(\widehat{MAP}= 33^{0} , \widehat{NAQ}= 58^{0},\) tia \(AQ\) nằm giữa hai tia \(AN\) và \(AP .\) Hãy tính số đo \(x\) của \(\widehat{PAQ}\) 

Phương pháp giải

Nếu \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oz\) thì \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\).

Hai góc kề bù thì có tổng số đo bằng \(180\) độ.

Hướng dẫn giải

Vì \(AM\) và \(AN\) là hai tia đối nhau nên \(\widehat{MAP}\) và \(\widehat{PAN}\) là hai góc kề bù.

Do đó, \(\widehat{MAP}+\widehat{PAN}=180^0\) 

Suy ra \(\widehat{PAN}=180^0-\widehat{MAP}\)\(={180^0} - {33^0} = {147^0}\)

Vì tia \(AQ\) nằm giữa hai tia \(AN\) và \(AP\)

Suy ra \(\widehat{PAN}=\widehat{PAQ}+\widehat{QAN}\)

Hay \(147^0= x + 58^0 \)

Nên \(x = 147^0-58^0=89^0\)

Vậy \(\widehat{PAQ}=89^0\) 

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM