Sinh học 7 Bài 46: Thỏ
Nhằm giúp các em có thể ghi nhớ nội dung trọng tâm của bài học như: những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ, thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù một cách dễ hiểu và trọn vẹn nhất. Ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung bài giảng dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đời sống
- Đời sống:
- Thỏ hoang sống ven rừng, có tập tính đào hang, lẩn trốn kẻt thù.
- Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều, đêm.
- Là động vật hằng nhiệt.
- Sinh sản:
- Thụ tinh trong.
- Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
- Đẻ con có nhau thai → hiện tượng thai sinh.
- Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ...
- Phôi được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định.
- Phôi thai được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn và có đầy đủ các điều kiện thích nghi cho sự phát triển.
- Con sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ (nên ổn định) không lệ thuộc vào con mồi trong tự nhiện và khả năng bắt mồi của con non như ở thằn lằn hoặc những loài ĐVCXS khác.
1.2. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển
a. Cấu tạo ngoài
- Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, gọi là lông mao. Bộ lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.
- Chi thỏ có vuốt sắc. Chi trước ngắn còn dùng để đào hang; chi sau dài khỏe, bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.
- Thỏ kiếm ăn vào ban đêm.
- Mũi thỏ rất thính. Cạnh mũi ở hai bên môi có ria, đó là những lông xúc giác có vai trò xúc giác nhạy bén, phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.
- Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi, vừa giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, vừa bảo vệ cho mắt (đặc biệt khi con vật lẩn trốn kẻ thù trong bụi cây rậm rạp, gai góc).
- Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.
Đặc điểm cấu tạo ngoài giúp thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
- Bộ lông mao dày xốp → Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm.
- Chi trước ngắn → Đào hang
- Chi sau dài khoẻ → Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh
- Mũi tinh, lông xúc giác nhạy bén → Thăm dò thức ăn và môi trường
- Tai thính có vành tai lớn, cử động được → Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù
- Mắt có mí, cử động được → Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi trốn trong bụi gai rậm
b. Di chuyển
- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời cả 2 chân.
- Mô tả các động tác di chuyển của thỏ: Sự nhảy của thỏ ở giai đoạn nhảy 2 chân sau thỏ tiếp xúc với đất, đạp mạnh vào đất cơ thể thỏ bật lên cao, chân trước, chân sau và thân thỏ khi đó đều duỗi thẳng -> làm giảm sức cản của không khí tạo điều kiện cho sự tăng tốc, chỉ có chân trước tiếp cận với đất vào cuối giai đoạn của sự nhảy.
........................ Đường chạy của Thỏ
Đường chạy của chó sói
- Khi bị rượt đuổi thỏ chạy theo hình chữ Z, còn thú ăn thịt chạy theo kiểu rượt đuổi nên dễ mất đà lao theo hướng khác, khi đó thỏ lẩn vào bụi rậm trốn thoát.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tại sao trong thực tế người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ?
Hướng dẫn giải
Vì thỏ là động vật gặm nhấm, răng luôn dài ra, do đó thỏ luôn phải gặm các vật cứng để bào mòn bớt bộ răng.
Câu 2: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh?
Hướng dẫn giải
Ưu điểm của sự thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh là:
- Phôi được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định.
- Phôi thai được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn và có đầy đủ các điều kiện thích nghi cho sự phát triển.
- Con sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ (nên ổn định) không lệ thuộc vào con mồi trong tự nhiện và khả năng bắt mồi của con non như ở thằn lằn hoặc những loài ĐVCXS khác.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Giải thích tại sao, con thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi?
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm đời sống và sinh sản của thỏ?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Môi trường sống của thỏ là
a. Dưới biển
b. Bụi rậm, trong hang
c. Vùng lạnh giá
d. Đồng cỏ khô nóng
Câu 2: Thức ăn của thỏ là
a. Ăn cỏ, lá
b. Hồng cầu
c. Giun đất
d. Chuột
Câu 3: Nhau thai có vai trò
a. Là cơ quan giao phối của thỏ
b. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi
c. Là nơi chứa phôi thai
d. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh
Câu 4: Thỏ mẹ mang thai trong
a. 5 ngày
b. 10 ngày
c. 20 ngày
d. 30 ngày
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
- Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 31: Cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 32: Thực hành Mổ cá
- doc Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Sinh học 7 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
- doc Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- doc Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Sinh học 7 Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú