Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
Cùng eLib tìm hiểu các kiến thức về đặc điểm đời sống của chim bồ câu. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. Phân biệt được các kiểu bay của chim thông qua nội dung bài giảng dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đời sống chim bồ câu
- Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi.
- Đời sống:
- Sống ở trên cây, bay giỏi
- Tập tính làm tổ
- Là động vật hằng nhiệt
- Sinh sản:
- Thụ tinh trong
- Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi
- Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.
- Vỏ đá vôi → phôi phát triển an toàn
- ấp trứng → phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường
1.2. Cấu tạo ngoài và di chuyển
a. Cấu tạo ngoài
- Cơ thể chia 3 phần:
+ Đầu: Hàm không có răng, có mỏ sừng. Mắt 3 mí, tai…có cổ dài
+ Thân: Hình thoi
+ Chi:
- 2 chi trước→cánh
- 2 chi sau: 4 ngón, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Da khô
- Toàn thân có bộ lông vũ bao phủ. Gồm 2 loại
- Lông ống
- Lông tơ
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay
- Thân: Hình thoi → Giảm sức cản không khí khi bay
- Chi trước: Cánh chim → Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh
- Chi sau: Có 3 ngón trước, 1 ngón sau → Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh
- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng → Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng
- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → Làm đầu chim nhẹ
- Cổ: Dài, khớp đầu với thân → Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
b. Di chuyển
- Cơ quan di chuyển: Chân, cánh…
- Hình thức: Bay, nhảy, đi… tuỳ loài, tuỳ môi trường sống.
- Chim có hai kiểu bay
- Bay lượn
- Bay vỗ cánh
2. Bài tập minh họa
Nối cột A với các đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp:
Hướng dẫn giải
(1) - (a) và (c)
(2) - (b) và (d)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trình bày đặc điểm đời sống và cấu tạo ngoài của chim bồ câu?
Câu 2: Lập bảng nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
Câu 3: Phân biệt kiểu bay lượn và kiểu bay vỗ cánh ở chim?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm sinh sản của bồ câu là
a. Đẻ con
b. Thụ tinh ngoài
c. Vỏ trứng dai
d. Không có cơ quan giao phối
Câu 2: Chim bồ câu mỗi lứa đẻ bao nhiêu trứng
a. 1 trứng
b. 2 trứng
c. 5 – 10 trứng
d. Hàng trăm trứng
Câu 3: Cách di chuyển của chim là
a. Bò
b. Bay kiểu vỗ cánh
c. Bay lượn
d. Bay kiểu vỗ cánh và bay lượn
Câu 4: Da của chim bồ câu
a. Da khô, có vảy sừng
b. Da ẩm, có tuyến nhờn
c. Da khô, phủ lông mao
d. Da khô, phủ lông vũ
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nắm vững các đặc điểm về đời sống của chim bồ câu.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Phân biệt được các kiểu bay của chim.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 31: Cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 32: Thực hành Mổ cá
- doc Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Sinh học 7 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Sinh học 7 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
- doc Sinh học 7 Bài 46: Thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- doc Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Sinh học 7 Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú