Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Cùng eLib tìm hiểu các kiến thức về sự đa dạng của lớp Thú thông qua các bộ như: Ăn sâu bọ, gặm nhấm và ăn thịt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu tại đây!

Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bộ ăn sâu bọ

- Đặc điểm:

  • Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn.
  • Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.
  • Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

- Đại diện: chuột chù, chuột chũi

1.2. Bộ gặm nhấm

- Đặc điểm:

  • Bộ thú có số lượng loài lớn nhất.
  • Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm 1 khoảng trống gọi là khoảng trống hàm

Bộ răng gặm nhấm

- Đại diện: Chuột đồng

- Có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa, ăn tạp, sống bầy đàn

- Có đuôi dài, xù giúp con vật giữ thăng bằng khi chuyền cành, đi ăn theo đàn hàng chục con, ăn quả, hạt

- Một số đại diện khác của bộ gặm nhấm

1.3. Bộ ăn thịt

- Đặc điểm: bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

  • Răng cửa ngắn, sắc để róc xương
  • Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi
  • Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi
  • Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày  bước đi rất êm.
  • Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất  con mồi chạy rất nhanh
  • Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Hổ, báo: săn mồi đơn độc bằng cách rình mồi và vồ mồi

- Sói: săn mồi theo bầy đàn bằng cách đuổi mồi

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu …

Đại diện bộ ăn thịt

2. Bài tập minh họa

Nêu cấu tạo, đời sống và tập tính của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt?

Hướng dẫn giải

- Ăn sâu bọ: 

+ Chuột chù:

  • Môi trường sống: Đào hang trong đất
  • Đời sống: Đơn độc
  • Cấu tạo răng: Các răng đều nhọn
  • Cách bắt mồi: Tìm mồi
  • Chế độ ăn: Ăn động vật

+ Chuột chũi: 

  • Môi trường sống: Đào hang trong đất
  • Đời sống: Đơn độc
  • Cấu tạo răng: Các răng đều nhọn
  • Cách bắt mồi: Tìm mồi
  • Chế độ ăn: Ăn động vật

- Gặm nhấm:

+ Chuột đồng:

  • Môi trường sống: Đào hang trong đất
  • Đời sống: Đàn
  • Cấu tạo răng: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
  • Cách bắt mồi: Tìm mồi
  • Chế độ ăn: Ăn tạp

+ Sóc:

  • Môi trường sống: Trên cây
  • Đời sống: Đàn
  • Cấu tạo răng: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
  • Cách bắt mồi: Tìm mồi
  • Chế độ ăn: Ăn thực vật

- Ăn thịt:

+ Báo:

  • Môi trường sống: Trên mặt đất và trên cây
  • Đời sống: Đơn độc
  • Cấu tạo răng: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc
  • Cách bắt mồi: Rình mồi và vồ mồi
  • Chế độ ăn: Ăn động vật

+ Sói:

  • Môi trường sống: Trên mặt đất
  • Đời sống: Đàn
  • Cấu tạo răng: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc
  • Cách bắt mồi: Đuổi mồi, bắt mồi
  • Chế độ ăn: Ăn động vật

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu đặc điểm để bộ răng của thỏ thích nghi với sự gặm nhấm?

Câu 2: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ Thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Loài nào thuộc Bộ Thú ăn sâu bọ

a. Chuột chù

b. Sói

c. Báo

d. Chuột đồng

Câu 2: Đặc điểm của chuột chù thích nghi với đào bới tìm mồi

a. Thị giác kém phát triển

b. Khứu giác phát triển

c. Có mõm kéo dài thành vòi

d. Tất cả các ý trên đúng

Câu 3: Loài nào sau đây sống đơn độc

a. Sói

b. Báo

c. Chuột đồng

d. Sóc

Câu 4: Đặc điểm răng của bộ Ăn sâu bọ phù hợp ăn sâu bọ là

a. Các răng đều nhọn

b. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

c. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền

d. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
  • Phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.
Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM