Toán 6 Chương 1 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

Sau khi được tìm hiểu các khái niệm điểm và đường thẳng ở bài học trước, bài học này sẽ tiếp tục giới thiệu đến các em khái niệm Ba điểm thẳng hàng cùng một số dạng bài tập liên quan.

Toán 6 Chương 1 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng?

Khi ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.

Khi ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào ta nói chúng không thẳng hàng.

1.2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

Với ba điểm thẳng hàng A, C, B như trên hình ta có thể nói:

- Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A

- Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B

- Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C

- Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Xem hình và đọc tên điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Hướng dẫn giải:

Điểm I nằm giữa hai điểm A, M

Điểm I nằm giữa hai điểm B, N

Điểm N nằm giữa hai điểm A, C

Điểm M nằm giữa hai điểm B, C

Câu 2: Vẽ ba điểm M, N, P thẳng hàng sao cho:

a) N, P nằm cùng phía đối với M

b) M, P nằm khác phía đối với N

c) M nằm giữa N và P

Hướng dẫn giải:

a. N, P nằm cùng phía đối với M: Các trường hợp 1, 3, 4, 5

b. M, P nằm khác phía đối với N: Các trường hợp 1, 5

c. M nằm giữa N và P: Các trường hợp 2, 6

Câu 3: Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B  nằm giữa hai điểm A và C. Có mấy trường hợp hình vẽ?

Hướng dẫn giải:

Có hai trường hợp hình vẽ. Trong mỗi trường hợp, điểm B nằm giữa A, C.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1:

a. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng thì có mấy trường hợp hình vẽ?

b. Trong mỗi trường hợp, có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại?

c. Hãy nói cách vẽ ba điểm không thẳng hàng.

Câu 2: 

Đọc tên của các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình.

Câu 3: Vẽ từng hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau đây.

a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

b) Ba điểm M, N, P thẳng hàng và hai điểm M, N nằm cùng phía đối với điểm P.

c) Ba điểm X, Y, Z thẳng hàng và hai điểm X, Y nằm khác phía đối với điểm Z.

d) Bốn điểm E, F, G, H cùng thuộc một đường thẳng và điểm G nằm giữa hai điểm E, F còn hai điểm E, H nằm khác phía đối với điểm F.

e) Bốn điểm R, S, T, S cùng nằm trên một đường thẳng và hai điểm T, S nằm về cùng phía so với điểm U còn hai điểm R, T nằm khác phía đối với điểm U.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn câu đúng 

A. Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng 

B. Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng

C. Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng 

D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 2: Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng với P nằm giữa M và N. Chọn hình vẽ đúng 

3: Kể tên bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ dưới 

A. A, O, D và B, O, C

B. A, O, B và C, O, D

C. A, O, C và B, O, D

D. A, O, C và B, O, A

Câu 4: Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng trên hình vẽ sau:

A. 10

B. 11

C. 12

D. 13

Câu 5: Cho hình vẽ sau. Chọn phát biểu sai

A. Ba điểm D, E, B thẳng hàng 

B. Ba điểm C, E, A không thẳng hàng 

C. Ba điểm A, B, F thẳng hàng 

D. Ba điểm D, E, F thẳng hàng 

Câu 6: Có bao nhiêu bộ điểm thẳng hàng trong hình vẽ dưới đây? 

A. 7

B. 4

C. 5

D. 6

4. Kết luận 

Qua bài giảng Ba điểm thẳng hàng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Thế nào là ba điểm thẳng hàng.

  • Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng.

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM