Toán 6 Chương 1 Bài 5: Tia
Nội dung bài học sẽ giới thiệu đến các em khái niệm và các dạng toán liên quan đến Tia. Thông qua các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết các em sẽ dễ dàng nắm được nội dung bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tia
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia bởi điểm O được gọi là một tia gốc O (còn được gọi là một nửa đường thẳng gốc O).
1.2. Hai tia đối nhau
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
Nhận xét: Mỗi điểm đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
1.3. Hai tia trùng nhau
Lấy điểm B khác A thuộc tia Ax.
Tia Ax còn có tên là tia AB. Trên hình 29, tia Ax và tia AB là hai tia trùng nhau.
Chú ý:
Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Trên đường thẳng x’x có bốn điểm A,B,C,D theo thứ tự ấy. Trong các tia gốc B: BA, BC, BD, hãy tìm:
a) Các tia đối nhau
b) Các tia trùng nhau.
Hướng dẫn giải:
a. Các tia đối nhau BA, BC (hoặc BA, BD)
b. Các tia trùng nhau: BC, BD.
Câu 2: Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O bất kì trên xy.
a. Viết tên hai tia chung gốc O. Tô đỏ một trong hai tia. Tô xanh tia còn lại.
b. Viết tên hai tia đối nhau. Hai tia đối nhau có những đặc điểm gì?
Hướng dẫn giải:
a. Tia Ox và tia Oy.
b. Hai tia đối nhau Ox và Oy có hai tính chất: Chung gốc O, tạo thành đường thẳng xy.
Câu 3: Vẽ hai tia đối nhau Ox, Oy.
a. Lấy \(A \in Ox,\,\,B \in \,\,Oy.\) Viết tên các tia trùng với tia Ay.
b. Hai tia AB và Oy có trùng nhau không? Vì sao?
c. Hai tia Ax và By có đối nhau không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
a. Các tia trùng với tia Ay là AO, AB
b. Hai tia AB và Oy không trùng nhau, vì chúng không chung gốc
c. Hai tia Ax và By không đối nhau, vì chúng không chung gốc
Câu 4: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó.
a. Trong ba điểm A, B, C nói trên thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b. Viết tên hai tia đối nhau gốc B.
Hướng dẫn giải:
a. Trong ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó thì điểm B nằm giữa hai điểm còn lại.
b. Tia BA và tia BC đối nhau gốc B.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó.
a. Viết tên các tia gốc A, gốc B, gốc C
b. Viết tên các tia trùng nhau.
c. Xét vị trí của điểm A đối với tia BA và đối với tia BC.
Câu 2: Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A, C. Sau đó hãy kể tên: các tia, các cặp đối nhau, các cặp tia phân biệt, các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ đó.
Câu 3: Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy. Lấy \(A \in Ox,\,\,\,B \in Oy.\) Xét vị trí ba điểm A, O, B.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp thay vào chỗ ....để hoàn thành câu sau:
Hình tạo thành bởi điểm A và một phần đường thẳng bị chia ra bởi A được gọi là một....
A. Tia
B. Đường thẳng
C. Điểm
D. Đoạn thẳng
Câu 2: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp thay vào chỗ.... để hoàn thành câu sau:
Điểm M bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của....
A. hai tia
B. hai tia trùng nhau
C. hai tia đối nhau
D. đường thẳng
Câu 3: Kể tên các tia trong hình vẽ sau
A. Ox
B. Ox, Oy, Oz, Ot
C. Ox, Oy, Oz
D. xO, yO, zO, tO
Câu 4: Cho Ab và Ax là hai tia trùng nhau. Hãy chọn hình vẽ đúng
Câu 5: Cho tia AB, lấy M thuộc tia AB. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. M và A nằm cùng phía so với B
B. M và B nằm cùng phía so với A
C. A và B nằm cùng phía so với M
D. M nằm giữa A và B
Câu 6: Cho hai tia đối nhau MA và Mb, X là 1 điểm thuộc tia MA. Trong 3 điểm X, M, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
A. X
B. B
C. M
D. Chưa kết luận được
Câu 7: Trong hình vẽ sau, có bao nhiêu tia
A. 2
B. 0
C. 4
D. 1
Câu 8: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:
+ Vẽ hai tia phân biệt Ox, Oy chung gốc nhưng không đối nhau, không trùng nhau
+ Vẽ đường thẳng aa' cắt hai toa Ox, Oy y theo thứ tự tại A và B (khác O)
+ Vẽ điểm C nằm giữa hai điểm A, B sau đó vẽ tia Oz đi qua C
Có bao nhiêu tia phân biệt trên hình vẽ thu được
A. 6
B. 12
C. 9
D. 15
4. Kết luận
Qua bài giảng Đường thẳng đi qua hai điểm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Khái niệm về tia.
-
Thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 1: Điểm. Đường thẳng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 4: Thực hành Trồng cây thẳng hàng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 6: Đoạn thẳng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 7: Độ dài đoạn thẳng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB?
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng