Toán 6 Chương 1 Bài 6: Đoạn thẳng

Nội dung bài học đã gửi đến các em khái niệm và các dạng bài tập liên quan đến đoạn thẳng. Bên cạnh đó là các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học.

Toán 6 Chương 1 Bài 6: Đoạn thẳng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đoạn thẳng

Hình gồm hai điểm A, B bất kì và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A, B được gọi là đoạn thẳng AB.

1.2. Độ dài đoạn thẳng

  • Mỗi đoạn thẳng có một độ dài xác định, lớn hơn 0.

  • Hai điểm trùng nhau thì ta nói khoảng cách giữa chúng bằng 0.

  • Hai đoạn thẳng bằng nhau có cùng độ dài.

  • Trên một tia gốc O, với bất kì số m > 0 bao giờ cũng có một điểm M để OM = m.

Trên tia Ox nếu có hai điểm M, N với OM = m, ON = n và m < n thì điểm M nằm giữa hai điểm O, N.

1.3. Cộng độ dài đoạn thẳng 

Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì ta có AM + MB = AB.

Và ngược lại, nếu ta có AM + MB = AB thì ba điểm A, M, B thẳng hàng và điểm M nằm giữa hai điểm A, B.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Trên tia Ox có ba điểm A, B, C. Biết OA = 15cm; OB = 24cm và OC = 19cm.

a. Chứng minh AB = AC + CB.

b. Tính độ dài các đoạn thẳng AB, AC, CB và nghiệm lại hệ thức đã chwusng minh trong câu a.

Hướng dẫn giải:

a. Do OA = 15; OB = 24; OC = 19 ⇒ AO < OC < OB

⇒ Điểm C nằm giữa hai điểm A, B nên AC + CB = AB.

b. OA = 15; OB = 24 ⇒ OA < OB

⇒ Điểm A nằm giữa hai điểm O, B 

⇒ OB = OA + AB

⇒ 24 = 14 + AB

Suy ra AB = 9

Tương tự, ta tính được AC = 4 và CB = 5

4 + 5 = 9 ⇒ AC + CB = AB.

Câu 2: Trên tia Ox có năm điểm A, B, C, M, N. Biết OA = 4cm, OB = 7cm, OC = 10cm, OM = 5cm và ON = 9cm.

a. Dùng thước có vạch vẽ các điểm A, B, C, M, N trên tia Ox.

b. Chứng tỏ điểm M nằm giữa hai điểm A, B và điểm N nằm giữa hai điểm B, C.

c. Chứng minh điểm N nằm giữa hai điểm M, C.

Hướng dẫn giải:

a. 

b. Ta có OA < OM < OB nên M nằm giữa A, B.

OB < ON < OC nên N nằm giữa B, C.

c. Ta có OM < ON < OC nên N nên N nằm giữa M, C.

Câu 3: Trên đường thẳng x'x lấy một điểm O. Trên tia Ox có hai điểm A, B và trên tia Ox' có hai điểm C, D. Biết OA = OC = 3cm và OB = OD = 5cm.

a. Chứng minh AB = CD.

b. Chứng minh AD = CB.

Hướng dẫn giải:

a. Ta có AB = OB - OA = 2cm 

CD = OD - OC = 2cm

b. Điểm O thuộc đoạn thẳng AD nên AD = AO + OD

⇒ AD = 3 + 5 = 8cm

Tương tự, ta có CB = 8cm.

Suy ra điều phải chứng minh.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trên tia Ox cho ba điểm A, B, M. Biết OA = 8cm, OB = 16cm và AM = 5cm.

a. Tính AB.

b. Tính OM và MB.

Câu 2: Cho bốn điểm A, B, C biết AB = 18; AC = 12; DB = 3. Hai điểm C, D thuộc đoạn thẳng AB.

a. Chứng minh điểm D nằm giữa hai điểm C, B và điểm C nằm giữa hai điểm D, A.

b. Tính CB, CD.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp thay vào chỗ.... để hoàn thành câu sau: 

Hình gồm hai điểm A và B và tất cả các điểm nằm giữa A và B được gọi là....

A. đường thẳng AB

B. đoạn thẳng AB

C. tia AB

D. điểm A

Câu 2: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp thay vào chỗ.... để hoàn thành câu sau: 

Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng được chia ra bởi điểm O được gọi là một....

A. đường thẳng gốc O

B. đoạn thẳng O

C. tia gốc O

D. đường thẳng O

 Câu 3: Thầy giáo yêu cầu "vẽ đoạn thẳng MN cắt đoạn thẳng PQ". Ba bạn Lan, Hùng, Huệ vẽ như sau:

Hỏi bạn nào vẽ đúng?

A. Huệ 

B. Hùng 

C. Lan

D. Cả ba bạn đều đúng 

Câu 4: Cho điểm I là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Điểm I phải trùng với A hoặc B

B. Điểm I nằm giữa hai điểm A và B

C. Điểm I hoặc trùng với điểm A hoặc nằm giữa hai điểm A và B hoặc trùng với B

D. Điểm I phải khác điểm A và điểm B

Câu 5: Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ dưới đây?

A. MN, MQ, NQ, ML, LP, MP, NP 

B. MN, MQ, NQ, ML, LP, MP

C. MN, MQ, NQ, NP 

D. MN, MQ, NQ, ML, LP

Câu 6: Cho G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK. Hỏi trong ba điểm G, H, K điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại 

A. G

B. H

C. K

D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại 

Câu 7: Qua hai điểm phân biệt vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Một số khác 

Câu 8: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp thay vào chỗ.... để hoàn thành câu sau: 

Hai điểm M, N được gọi là....của đoạn thẳng MN

A. đầu 

B. mút

C. gốc

D. A và B đều đúng 

Câu 9: Qua 4 điểm không thẳng hàng vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng

A. 3

B. 4

C. 2

D. 6

Câu 10: Cho hình vẽ

Đường thẳng xx' cắt đoạn thẳng nào?

A. AB

B. OA

C. OB

D. Cả 3 đáp án trên 

Câu 11: Cho hình vẽ

Hãy chọn tia cắt đoạn thẳng AB.

A. Tia Ox

B. Tia Ox'

C. Tia OA

D. Cả B vad C đều đúng 

Câu 12: Vẽ 3 đoạn thẳng sao cho mỗi đoạn thẳng cắt hai đoạn thẳng còn lại. 

Hình vẽ nào đúng?

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Cả 3 hình đều đúng 

4. Kết luận

Qua bài giảng Đường thẳng đi qua hai điểm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như: 

  • Khái niệm về tia.

  • Thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trung nhau.

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM