Toán 6 Chương 1 Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Nội dung bài học sẽ giới thiệu đến các em các phương pháp Vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài thông qua các ví dụ minh họa. 

Toán 6 Chương 1 Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vẽ đoạn thẳng trên tia

Ví dụ 1:

Trên tia Ox, hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2cm.

Hướng dẫn giải:

Cách vẽ: Mút O đã biết. Ta vẽ mút M như sau:

Đặt cạnh của thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia

Vạch số 2 (cm) của thước sẽ cho ta điểm M. Đoạn thẳng OM là đoạn thẳng phải vẽ.

Nhận xét: Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao OM = a (đơn vị độ dài).

Ví dụ 2:

Cho đoạn thẳng AB (hình 1). Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB.

Hướng dẫn giải:

Vẽ một tia Cy bất kì (hình 2). Khi đó, ta đã biết mút C của đoạn thẳng CD. Ta vẽ mút D như sau:

  • Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với mút A, mũi kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB cho trước.

  • Giữ độ mở của compa không đổi, đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với góc C của tia Cy, mũi kia nằm trên tia vẽ cho ta mút D  và CD là đoạn thẳng phải vẽ.

1.2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia

Ví dụ 3:

Trên tia Ox, hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2cm, ON = 3cm. Trong ba điểm O, M, N điểm nào giữa hai điểm còn lại?

Hướng dẫn giải:

Sau khi vẽ hai điểm M và N (hình 3) ta thấy điểm M nằm giữa hai điểm O và N (vì 2cm < 3cm).

Nhận xét: Trên tia Ox, OM = a, ON = b (hình 4), nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: a. Trên tia Ox vẽ đoạn thẳng OM = 3cm.

b. Cho điểm A. Vẽ đoạn thẳng AB = 2,5cm.

c. Vẽ đoạn thẳng CD = 3,5cm.

Hướng dẫn giải:

a.

b. Vẽ một tia gốc A rồi vẽ AB = 2,5cm

c. Vẽ một tia Cx nào đó rồi vẽ CD = 3,5cm

Câu 2: Cho đoạn thẳng AB:

a. Không dùng thước đo độ dài, hãy vẽ đoạn thẳng CE dài gấp đôi đoạn thẳng AB.

b. Không dùng thước đo độ dài, hãy vẽ đoạn thẳng EG dài gấp ba đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ tia Cx bất kì, dùng compa “chuyển độ dài” AB lên tia Cx, có CD = AB.

Lại chuyển AB thành DE. Khi đó CE = 2AB

b. Làm như câu a, chuyển ba lần độ dài AB.

Câu 3: Trên tia Ox:

a. Vẽ OA = 1cm; OB = 2cm. Hỏi trong ba điểm O, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b. Vẽ OC = 3cm. Hỏi trong ba điểm A, B, C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Hướng dẫn giải:

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1. Trên tia Om vẽ các đoạn thẳng OA=2cm; OB=3cm và OC=5cm. Từ đó tính độ dài các đoạn thẳng AB, AC; BC.

Câu 2.

a) Trên tia Ox vẽ các đoạn thẳng OA=4cm; OB=7cm, trên tia đối của tia Ox vẽ đoạn thẳng OC=3cm.

b) Từ đó tính độ dài các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Câu 3. 

a) Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 2cm, OB = 3OA, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = OB.

b) Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Trên tia Ox, vẽ hai  đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN, so sánh OM và MN.

A. OM>ON

B. OM

C. OM=ON

D. Không so sánh được

Câu 2: Trên tia Ox, vẽ ba đoạn thẳng OA,OB,O C sao cho OA=2cm , OB=  5cm, OC=8 cm. So sánh BC và BA.

A. BC>BA

B. BC

C. BC=BA

D. Không so sánh được

Câu 3: Gọi A, B là hai điểm trên tia Ox. BIết OA= 8cm, AB= 2cm. Chọn đáp án đúng

A. OB=10cm

B. OB=6 cm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sau

4. Kết luận

Qua bài giảng Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như: 

  • Vẽ đoạn thẳng trên tia.
  • Vẽ hai đoạn thẳng trên tia.
Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM