Toán 8 Chương 1 Bài 1: Nhân đơn thức với đa thứ
Trong bài học này chúng ta sẽ làm quen với cách Nhân đơn thức với đa thức - bài mở đầu cho chương trình Toán lớp 8. Với bài học này, tính chất chủ yếu chúng ta sử dụng là tính phân phối của phép nhân với phép cộng. Đây là một bài toán căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
Quy tắc: Muốn nhân đơn thức với đa thức ta nhân đơn thức với từng số hạng của đa thức và cộng các tích lại với nhau.
Tức là với A,B,C,D là các đơn thức ta có:
A(B+C+D)=AB+AC+AD
Quy tắc này hoàn toàn giống với cách nhân một số với một tổng.
2. Bài tập minh họa
Câu 1. Thực hiện phép tính:
a.\(\left( { - {x^2}} \right)\left( {{x^3} + \frac{3}{2}x + 1} \right)\)
b.\((2{x^2})(\frac{1}{2}{x^3} - 2{x^2})\)
Hướng dẫn giải:
a.
\(\begin{array}{l} \left( { - {x^2}} \right)\left( {{x^3} + \frac{3}{2}x + 1} \right)\\ = ( - {x^2})({x^3}) + ( - {x^2})(\frac{3}{2}x) + ( - {x^2})\\ = - {x^5} - \frac{3}{2}{x^3} - {x^2} \end{array}\)
b.
\(\begin{array}{l} (2{x^2})(\frac{1}{2}{x^3} - 2{x^2})\\ = (2{x^2})(\frac{1}{2}{x^3}) + (2{x^2})( - 2{x^2})\\ = {x^5} - 4{x^4} \end{array}\)
Câu 2. Thực hiện phép tính:
a.\((4{x^3} + 2{x^2} - 6x)(\frac{1}{2}{x^2})\)
b.\((2x)({x^2} - 3x{y^2} + 1)\)
Hướng dẫn giải:
a.
\(\begin{array}{l} (4{x^3} + 2{x^2} - 6x)(\frac{1}{2}{x^2})\\ = (\frac{1}{2}{x^2})(4{x^3}) + (\frac{1}{2}{x^2})(2{x^2}) + (\frac{1}{2}{x^2})( - 6x)\\ = 2{x^5} + {x^4} - 3{x^3} \end{array}\)
b.
\(\begin{array}{l} (2x)({x^2} - 3x{y^2} + 1)\\ (2x)({x^2}) + (2x)( - 3x{y^2}) + (2x)\\ = 2{x^3} - 6{x^2}{y^2} + 2x \end{array}\)
Câu 3. Tính diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng là \(2{x^2}\) (m), chiều dài là \(4{x^2} + 3xy + {y^3}\)(m).
Hướng dẫn giải:
Ta đã biết diện tích của hình chữ nhật là S = chiều dài x chiều rộng
Vậy diện tích của hình chữ nhật là
\(\begin{array}{l} S = (2{x^2})(4{x^2} + 3xy + {y^3})\\ = (2{x^2})(4{x^2}) + (2{x^2})(3xy) + (2{x^2})({y^3})\\ = 8{x^4} + 6{x^3}y + 2{x^2}{y^3}\,\,\,({m^2}) \end{array}\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1. Thực hiện phép tính:
a. \(\left( { - {x^3}} \right)\left( {{x^4} + \frac{4}{3}x + 2} \right)\)
b. \((3{x^2})(\frac{2}{3}{x^4} - 2{x^3})\)
Câu 2. Thực hiện phép tính:
a. \((5{x^4} + 3{x^3} - 7x)(\frac{2}{3}{x^3})\)
b. \((3{x^2})({x^3} - 3{x^2}{y^3} + 2)\)
Câu 3. Tính diện tích của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là \(3x^3\) (m) và \(5{x^3} + 4{x^2}{y^2} + 2{y^4}\) (m).
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Kết quả của phép nhân đa thức \(({x^2} + 2x)\) với đơn thức \({x^2}\) là:
A. \({x^4} + 2{x^2}\)
B. \({x^4} + 2{x^3}\)
C. \({x^3} + 2{x^2}\)
D. \({x^4} -2{x^3}\)
Câu 2: Kết quả của phép nhân \((x + y -z).xyz\) là:
A. \({x^2}yz + x{y^2}z + xy{z^2}\)
B. \({x^2}yz - x{y^2}z + xy{z^2}\)
C. \({x^2}yz + x{y^2}z - xy{z^2}\)
D. \({x^2}yz - x{y^2}z - xy{z^2}\)
Câu 3: Rút gọn biểu thức: \(4({x^2} + x) - x(x + 5) + 2 - 3{x^2}\)
A. \(-x+2\)
B. \(x+2\)
C. \(-x-2\)
D. \(x-2\)
Câu 4: Biết rằng: \(x(2x - 3) + 2(5x - {x^2}) = 2\). Giá trị của x là:
A. \(3\)
B. \(\frac{2}{7}\)
C. \(\frac{7}{2}\)
D. -3
Câu 5: Kết quả của phép nhân: \(\left( {{y^2} - \frac{3}{2}{x^2}{y^2} + \frac{1}{3}} \right)\frac{2}{3}x{y^2}\) là:
A. \(\frac{2}{3}x{y^4} - {x^3}{y^4} + \frac{2}{9}x{y^2}\)
B. \(\frac{2}{3}x{y^4} - {x^3}{y^4} -\frac{2}{9}x{y^2}\)
C. \(\frac{2}{3}x{y^4} +{x^3}{y^4} + \frac{2}{9}x{y^2}\)
D. \(\frac{2}{3}x{y^4} + {x^3}{y^4} - \frac{2}{9}x{y^2}\)
Câu 6: Tích \({\left( { - 5{\rm{x}}} \right)^2}{y^2}.\frac{1}{5}xy\) bằng
A. \(5{{\rm{x}}^3}{y^3}\)
B. \(-5{{\rm{x}}^3}{y^3}\)
C. \({{\rm{x}}^3}{y^3}\)
D. x3y2
Câu 7: Tích (x - y)(x + y) bằng
A. \({x^2} - 2{\rm{x}}y + {y^2}\)
B. x2+y2
C. x2 - y2
D. \({x^2} + 2{\rm{x}}y + {y^2}\)
Câu 8: Kết quả của phép tính \(\left( {{\rm{a}}{{\rm{x}}^2} + b{\rm{x}}0 - c} \right).2{{\rm{a}}^2}x\) bằng
A. \(2{{\rm{a}}^4}{x^3} + 2{{\rm{a}}^2}b{{\rm{x}}^2} - 2{{\rm{a}}^2}c{\rm{x}}\)
B. \(2{{\rm{a}}^3}{x^3} + 2{{\rm{a}}^2}b{{\rm{x}}^2} - 2{{\rm{a}}^3}c{\rm{x}}\)
C. \(2{{\rm{a}}^3}{x^3} - 2{{\rm{a}}^2}b{{\rm{x}}^2} + 2{{\rm{a}}^2}c{\rm{x}}\)
D. \(2{{\rm{a}}^3}{x^3} + 2{{\rm{a}}^2}b{{\rm{x}}^2} - 2{{\rm{a}}^2}c{\rm{x}}\)
Câu 9: Cho \(4\left( {18 - 5{\rm{x}}} \right) - 12\left( {3{\rm{x}} - 7} \right) = 15\left( {2{\rm{x}} - 16} \right) - 6\left( {x + 14} \right)\). Kết quả x bằng:
A. 8
B. -8
C. 6
D. -6
Câu 10: Cho biểu thức \(P = 2{\rm{x}}\left( {{x^2} - 4} \right) + {x^2}\left( {{x^2} - 9} \right)\). Chọn câu đúng:
A. Giá trị của biểu thức P tại x = 1 là -20
B. Giá trị của biểu thức P tại x = 2 là -20
C. Giá trị của biểu thức P tại x = 2 là 30
D. Giá trị của biểu thức P tại x = 4 là 30
Câu 11: Biểu thức \(D = x\left( {{x^{2n - 1}} + y} \right) - y\left( {x + {y^{2n - 1}}} \right) + {y^{2n}} - {x^{2n}} + 5\), D có giá trị là:
A. 2y2n
B. -5
C. x2n
D. 5
4. Kết luận
Qua bài giảng Nhân đơn thức với đa thức này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
- Nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Thực hiện được nhân đơn thức với đa thức.
Tham khảo thêm
- docx Toán 8 Chương 1 Bài 2: Nhân đa thức với đa thức
- docx Toán 8 Chương 1 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- docx Toán 8 Chương 1 Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- doc Toán 8 Chương 1 Bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- doc Toán 8 Chương 1 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
- doc Toán 8 Chương 1 Bài 7: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
- doc Toán 8 Chương 1 Bài 8: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
- doc Toán 8 Chương 1 Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
- doc Toán 8 Chương 1 Bài 10: Chia đơn thức cho đơn thức
- doc Toán 8 Chương 1 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức
- doc Toán 8 Chương 1 Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp